Nội dung text 1072. LG De HSG Nam Dinh nam 2024 - 2025.pdf
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 3 CO NH 2 3 NaCl n n n 1 1 1 = Hiệu suất phản ứng tính theo CO2 CO (pø ) 2 = = n 0,24.80% 0,192 kmol 3 2 3 Bíc 3 NaHCO CO (pø ) NaHCO n n 0,192 kmol m 0,192.84 16,128 kg ⎯⎯⎯→ = = = = 3.a. Sau một thời gian thì cân trong TN1 bị lệch về phía dung dịch H2SO4 đặc vì H2SO4 đặc có tính háo nước sẽ hút nước trong không khí làm tăng khối lượng. 3.b. Ban đầu thu được kết tủa trắng xanh: 4 2 2 4 tr3⁄4ng xanh FeSO 2NaOH Fe(OH) Na SO + → + Sau đó kết tủa hóa nâu đỏ: 2 2 2 3 n©u ®á 4Fe(OH) O 2H O 4 Fe(OH) + + → Câu 3: (4 điểm) 1. Có 3 cốc, mỗi cốc chứa một trong các dung dịch (chất) trong 3 dung dịch (chất) sau: nước cất, nước chanh và nước xà phòng. Để tìm hiểu tính acid, base của ba dung dịch (chất) ở 3 cốc trên và chỉ ra cốc chứa dung dịch (chất) nào, một học sinh đã tiến hành các thí nghiệm sau: + Thí nghiệm 1: đánh số các cốc là 1, 2, 3. Dùng quỳ tím nhúng vào các dung dịch thu được kết quả như sau: Cốc 1 2 3 Quỳ tím Hóa đỏ Hóa xanh Không đổi màu + Thí nghiệm 2: Kí hiệu các cốc là X, Y, Z. Sử dụng máy đo pH để xác định giá trị pH của các dung dịch. Kết quả như sau: Cốc X Y Z Giá trị pH 12 3 7 Hãy cho biết cốc chứa nước chanh, cốc chứa nước xà phòng, cốc chứa nước cất là cốc nào ở thí nghiệm 1 và tương ứng ở thí nghiệm 2? Giải thích. 2. Để xác định nồng độ acetic acid có trong một mẫu giấm ăn, một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm sau: Bước 1: Pha loãng 10,00 mL giấm ăn bằng nước cất trong bình định mức được 100,00 mL dung dịch D. Dùng pipette lấy 10,00 mL dung dịch D cho vào bình tam giác rồi thêm vài giọt chất chỉ thị phenolphthalein. Bước 2: Tráng sạch burette bằng nước cất, sau đó tráng lại bằng một ít dung dịch NaOH 0,02M. Lắp dụng cụ như hình bên. Cho dung dịch NaOH 0,02M vào cốc thủy tinh sau đó rót vào burette (đã khóa) và chỉnh về vạch 0 (burette ghi thể tích tăng dần từ trên xuống dưới). Bước 3: Vặn khóa burette để dung dịch NaOH trong burette chảy từ từ từng giọt vào bình tam giác, dung dịch chuyển từ không màu sang màu hồng bền trong khoảng 20 giây thì dừng lại. Bước 4: Ghi lại thể tích dung dịch NaOH đã dùng. Lặp lại thí nghiệm 3 lần. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Vì sao ở bước 2 phải tráng lại burette bằng dung dịch NaOH 0,02M sau khi đã rửa sạch bằng nước cất?
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 4 c. Thể tích dung dịch NaOH 0,02M trong 3 lần thí nghiệm ghi lại được như sau: Lần 1 Lần 2 Lần 3 VNaOH (mL) 25,1 24,9 25 Tính nồng độ mol/L của acetic acid trong mẫu giấm ăn trên. d. Trong lần thí nghiệm thứ 2, tại thời điểm dung dịch trong bình tam giác đổi màu, thể tích đọc được trên burette là 24,9 mL và có 1 giọt dung dịch còn treo ở đầu dưới của burette. Bạn Lan cho rằng cần lấy giọt dung dịch này vào bình tam giác. Bạn Đức lại cho rằng nên bỏ giọt dung dịch này. So sánh ảnh hưởng của hai cách làm này đến nồng độ acetic acid tính được từ kết quả thí nghiệm trên. 3. Một số loại thực vật chỉ phát triển tốt ở môi trường có pH phù hợp, việc nghiên cứu pH của đất rất quan trọng trong nông nghiệp. Một số loại cây trồng phù hợp với đất có giá trị pH cho trong bảng sau: Cây trồng pH thích hợp Cây trồng pH thích hợp Bắp (Ngô) 5.7 – 7.5 Cây chè 4.5 – 5.5 Cà chua 6.0 – 7.0 Thanh long 4.0 – 6.0 Cải thảo 6.5 – 7.0 Lúa 5.5 – 6.5 Hành tây 6.4 – 7.9 Mía 5.0 – 8.0 Một học sinh làm thí nghiệm xác định pH của đất như sau: Lấy một lượng đất cho vào nước rồi lọc lấy phần dung dịch. Dùng máy pH đo được giá trị pH là 4,52. Hãy cho biết các nhận xét sau đây đúng hay sai. Giải thích. a. Vùng đất trên phù hợp trồng cây chè và thanh long. b. Loại đất trên bị nhiễm chua, để trồng hành tây, cà chua, mía phát triển tốt ta cần khử chua cho đất bằng cách rắc vôi bột (chứa chủ yếu CaO) hoặc bón tro thực vật (tro đốt rơm rạ). c. Để cây cải thảo và hành tây phát triển tốt, ta cần bón nhiều đạm một lá (NH4)2SO4 qua nhiều vụ liên tiếp để đất có giá trị pH phù hợp. d. Để cải tạo đất cằn cỗi thì một biện pháp hữu hiệu là sử dụng phân bón hữu cơ (làm từ rác thải hữu cơ: rau thừa, vỏ củ, quả...). Hướng dẫn 1. Nước chanh có chứa acid citric nên có môi trường acid (pH < 7), do đó nước chanh làm quỳ tím hóa đỏ. Cốc 1 và cốc Y đều chứa nước chanh. Nước cất có môi trường trung tính (pH = 7), do đó nước cất không làm chuyển màu quỳ tím. Cốc 3 và cốc Z đều chứa nước cất. Nước xà phòng chứa NaOH nên có môi trường base (pH > 7), do đó nước xà phòng làm quỳ tím hóa xanh. Cốc 2 và cốc X đều chứa xà phòng. 2.a. CH COOH NaOH CH COONa H O 3 3 2 + → + 2.b. Nếu không tráng burette thì nước cất còn dính lại ở burette sẽ pha loãng dung dịch NaOH, do đó gây ra sai số khi chuẩn độ. 2.c. NaOH 25,1 24,9 25 V 25 mL 3 + + = = Đặt nồng độ của CH3COOH trong giấm ăn là x M CH COOH (giÊm ̈n) CH COOH (100 mL dd D) 3 3 = = n x.10 (mmol) n x.10 (mmol) CH COOH (10 mL dd D) 3 x.10 n x (mmol) 10 = =