Nội dung text SÁCH LỜI GIẢI KHTN 6 - CD.pdf
(THEO BỘ SÁCH CÁNH DIỀU) 6 Hướng dẫn giải bài tập KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM HỮU HIẾU (Chủ biên) HOÀNG TRỌNG KỲ ANH (đồng Chủ biên) CHƯƠNG CHÍ HIẾU - NGUYỄN THỊ MÃI - TRỊNH THỊ NHƯ Ý
PHẠM HỮU HIẾU (Chủ biên) HOÀNG TRỌNG KỲ ANH (đồng Chủ biên) CHƯƠNG CHÍ HIẾU - NGUYỄN THỊ MÃI - TRỊNH THỊ NHƯ Ý Hướng dẫn giải bài tập KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Theo CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI Bám sát SGK “CÁNH DIỀU”
LỜI NÓI ĐẦU Quý thầy, cô cùng quý phụ huynh kính mến! Chào các em học sinh thân mến! Khoa học tự nhiên là một môn học mới được xây dựng trên nền tảng khoa học vật lí, hóa học, sinh học, khoa học Trái Đất và Thiên văn học. Bởi vậy, đây chính là môn học có vai trò nền tảng trong việc hình thành, phát triển thế giới quan khoa học ở cấp trung học cơ sở. Vì thế để giúp các em học sinh lớp 6 có thêm tài liệu trong quá trình học tập môn Khoa học tự nhiên, chúng tôi biên soạn cuốn sách: Hướng dẫn giải bài tập KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 theo chương trình GDPT mới, bám sát SGK “Cánh diều”, cụ thể: - Hướng dẫn cho học sinh nắm vững các kiến thức cốt lõi trong sách giáo khoa, trả lời câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa để học sinh củng cố và vận dụng được các kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. - Giúp học sinh khắc sâu thêm những kiến thức và kĩ năng đã học trong chương trình; có thể tự học, tự kiểm tra kết quả học tập của bản thân. Quyển sách được sắp xếp theo từng bài học của chương trình. Trong mỗi bài có 2 phần chính: A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT Nội dung phần này chủ yếu tóm tắt ngắn gọn những kiến thức cần học cho học sinh, giúp học sinh tự tin trả lời được các câu hỏi sách giáo khoa. B. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA Chúng tôi sẽ trả lời gợi ý các câu hỏi, luyện tập trong sách giáo khoa giúp các em có thể tra cứu dễ dàng trong quá trình học tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc biên soạn, song chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quý thầy cô, quý vị phụ huynh và các em đóng góp ý kiến để trong các lần xuất bản sau nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn. CÁC TÁC GIẢ
1 CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN, DỤNG CỤ ĐO VÀ AN TOÀN THỰC HÀNH BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Phần A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật và hiện tượng của thế giới tự nhiên. Các nhà khoa học tìm hiểu để khám phá những điều còn chưa biết về thế giới tự nhiên, nhằm phục vụ cuộc sống của con người. 2. Khoa học tự nhiên có vai trò cung cấp thông tin và nâng cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. 3. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là vật lí, hóa học, sinh học, thiên văn học và khoa học Trái Đất. 4. Vật sống mang những đặc điểm của sự sống, vật không sống không mang những đặc điểm đó. Cả vật sống và vật không sống đều là đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên. 5. Những đặc điểm nhận biết vật sống: Vật sống lấy các chất cần thiết và loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Vật sống có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản, cảm ứng và chết. Phần B. TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA Mở đầu trang 4: Em hãy lấy một số ví dụ về chất, năng lượng, thực vật và động vật trong thế giới tự nhiên? Trả lời: - Ví dụ về chất: Chất hữu cơ (đường, cồn, ...), chất vô cơ (muối, oxide, ...). - Ví dụ về năng lượng: năng lượng điện, năng lượng ánh sáng.... - Ví dụ về thực vật: thực vật rễ cọc (cây bưởi, cây xoài...), thực vật rễ chùm (cây lúa, cây sả...). - Ví dụ về động vật: động vật có xương sống (cá, lưỡng cư, bò sát...), động vật không có xương sống (bọt biển, san hô, sứa...). Hình thành kiến thức, kỹ năng 1 trang 5: Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết những hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên. Trả lời: Những hoạt động là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên: a/ Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi. b/ Tìm hiểu vũ trụ. c/ Tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở vùng biển Việt Nam. g/ Lai tạo giống cây trồng mới.