PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 0. ĐỀ ĐẦY ĐỦ (120 câu).docx

ĐAI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 3 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1:           “Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ           Muốn ăn cá phải tát suối tát ao           Muốn biết vì sao có đất đỏ đất nâu           Phải bảo nhau ngồi nghe chuyện kể           Ngày xưa ngày ấy           Trông trời, trời bao la rộng rãi           Trông đất, đất vắng vẻ trống không           Đồn rằng           Có một năm mưa dầm mưa dãi           Nước vượt khỏi đồi U           Nước dâng tràn đồi Bái           Năm mươi ngày nước rút           Bảy mươi ngày nước xuôi” (Sử thi dân tộc Mường, Đẻ đất đẻ nước) Nội dung của văn bản trên là gì? A. Quá trình lao động để kiếm sống và khám phá thiên nhiên. B. Miêu tả cảnh mưa lũ và sức mạnh của thiên nhiên. C. Truyền thống văn hóa của người Mường qua sử thi. D. Sự thay đổi của đất trời theo thời gian. Câu 2: “Khi cách mạng đã lên rồi, Cắm trở về làng. Ồ, cái thằng bé gọi Cắm bằng chú. Coi kìa! Nó đã trở thành một thằng con trai lớn tồng ngồng. Cái lưng nó đã rộng bè bè và hơi cong lại như lưng một con thú rừng sắp vồ mồi. Tóc nó đen và dài. Và cặp mắt nó thì đích thị là cặp mắt của một người Mèo thực sự, xếch lên một chút, sáng như hai đốm lửa trong rừng khuya và sâu đến nao lòng những cô gái nào vô tình nhìn vào đấy. Mới đầu, nó không nhận ra Cắm. Cái thằng bé!” (Nguyên Ngọc, Rẻo cao)
Chi tiết “Cặp mắt nó sáng như hai đốm lửa trong rừng khuya và sâu đến nao lòng những cô gái nào vô tình nhìn vào đấy” có nghĩa là gì? A. Đôi mắt của người Mèo mang vẻ đẹp tự nhiên và sức hút đặc biệt. B. Đôi mắt thể hiện sự trưởng thành, mạnh mẽ của một chàng trai người Mèo. C. Đôi mắt sáng và sâu là biểu tượng của sự thông minh và khôn ngoan. D. Đôi mắt toát lên sự quyết đoán và sức mạnh của một thợ săn nơi núi rừng. Câu 3: Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi: “Trèo lên cây khế nửa ngày, Ai làm chua xót lòng này, khế ơi! Mặt trăng sánh với mặt trời. Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng. Mình đi có nhớ ta chăng? Ta như sao Vượt chờ Trăng giữa trời. ” Hình ảnh “sao Mai”, “sao Hôm” trong câu ca dao “Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng” gợi lên đặc điểm gì về tình cảm của lứa đôi? A. Sự vĩnh hằng. B. Sự sâu lắng. C. Sự nồng nàn. D. Sự tha thiết. Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Trong một thế giới luôn vận động không ngừng, những khoảng lặng hiếm hoi có giá trị vô cùng lớn. Đó là những lúc mà ta có thể thoát khỏi mọi căng thẳng, lắng nghe tiếng nói từ sâu thẳm tâm hồn mình, và cảm nhận sự bình yên thực sự." Câu nói “Những giờ phút tĩnh lặng giữa cuộc sống bận rộn chính là lúc ta nhìn lại chính mình” thể hiện điều gì? A. Sự thờ ơ trước những áp lực của cuộc sống hiện đại. B. Tinh thần thanh thản và tự tại giữa nhịp sống hối hả. C. Sự tiếc nuối về thời gian đã qua. D. Sự lo âu và bất an trong cuộc sống.
Câu 5: “Trình Trung Ngộ là một chàng trai đẹp ở đất Bắc Hà, nhà rất giàu, thuê thuyền xuống vùng nam buôn bán. Chàng thường đỗ thuyền ở dưới cầu Liễu Khê rồi đi lại vào chợ Nam Xang (1). Dọc đường, hay gặp một người con gái xinh đẹp, từ Đông thôn đi ra, đằng sau có một ả thị nữ theo hầu. Chàng liếc mắt trông, thấy là một giai nhân tuyệt sắc. Song đất lạ quê người, biết đâu dò hỏi, chỉ mang một mối tình u uất trong lòng. Một hôm khác, chàng cũng gặp lại, muốn kiếm một lời nói kín đáo để thử khêu gợi, nhưng người con gái đã xốc xiêm rảo bước, và bảo với con hầu gái: - Ta lâu nay rượu xuân quá chén, mê mệt nằm dài, hầu nửa năm trời, không lên chơi cầu Liễu Khê lần nào cả, chẳng biết giờ phong cảnh ra sao. Đêm nay nên thăm qua cảnh cũ, để được khuây giải chút tình u uất ở trong lòng, vậy em có đi theo ta không? Con hầu vâng lời.” (Nguyễn Dữ, Chuyện cây gạo) Dòng nào sau đây không thể hiện đặc trưng hình thức nghệ thuật của văn bản trên? A. Sử dụng yếu tố đối thoại để khắc họa nhân vật. B. Sử dụng hình ảnh gợi tả giàu tính biểu cảm. C. Sử dụng điển tích, điển cố quen thuộc trong văn học cổ. D. Xây dựng không gian mang tính ước lệ tượng trưng. Câu 6: “Chúng tôi đi, bì bõm trong bùn, rồi rẽ phải vào rừng. Tiếng sấm rền vang trên các vòm cây. Mưa rơi trầm trầm, buồn buồn. Gió tụt lại phía sau. Tôi cúi mặt tránh các cành lá, và đưa tay bám chắc vào cái gùi to lù lù như chiếc thùng phuy trên lưng người đi trước. Rừng thưa dần, rồi tới một bờ suối. Chúng tôi đi qua một cây cầu tre tròng trành, đung đưa, nhưng có tay vịn.” (Bảo Ninh, Trại “bảy chú lùn”) Người kể chuyện trong văn bản trên sử dụng điểm nhìn trần thuật nào? A. Điểm nhìn của ngôi thứ nhất. B. Điểm nhìn của ngôi thứ ba toàn trị. C. Điểm nhìn của ngôi thứ ba hạn tri. D. Điểm nhìn của ngôi thứ hai. Câu 7: “Khách quan mà nói, thái độ kiêu kỳ của Việt An trông thật dễ ghét! Còn 'chủ quan mà nói', con gái

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.