Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 13 - File word có lời giải.docx
A. tiến hóa lớn. B. tiến hóa nhỏ. C. tiến hóa hóa học. D. tiến hóa tiền sinh học. Câu 7: Theo lý thuyết hiện đại, quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật chịu ảnh hưởng bởi A. đột biến, giao phối và sự phân li tính trạng. B. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. C. các biến dị di truyền và cơ chế cách ly. D. đột biến, giao phối và các cơ chế cách ly. Câu 8: Hình 2 mô tả thí nghiệm của Miller và Urey (1953) nhằm kiểm tra giả thuyết về nguồn gốc sự sống của Oparin và Haldan: Hình 2 Việc tạo ra các hợp chất hữu cơ trong thí nghiệm trên có thể được xem là một bước quan trọng trong việc chứng minh giả thuyết nào sau đây? A. Sự sống bắt nguồn từ các chất hữu có sẵn trong tự nhiên. B. Sự hình thành các tế bào có nhân hoàn chỉnh từ các chất hữu cơ. C. Sự sống bắt nguồn từ các hợp chất vô cơ trong khí quyển. D. Sự hình thành các chất vô cơ từ các chất hữu cơ đơn giản. Câu 9: Khi nói về tháp sinh thái, nhận định nào sau đây sai? A. Là biểu đồ hình tháp thể hiện số lượng, sinh khối hay năng lượng có trong sinh vật qua các bậc dinh dưỡng. B. Trong số 3 loại tháp sinh thái (số lượng, khối lượng và năng lượng), tháp khối lượng luôn ở dạng chuẩn nhất. C. Tháp số lượng biểu diễn số lượng cá thể các bậc dinh dưỡng trên một đơn vị diện tích hay thể tích thống nhất. D. Tháp số lượng thể hiện mối quan hệ giữa vật chủ và vật kí sinh là dạng tháp đảo ngược (đáy hẹp đỉnh rộng). Câu 10: Hình 3 minh họa kiểu gene, cấu trúc NST và các kiểu hình tương ứng về hình dạng mắt ở ruồi giấm cái. Sự biểu hiện kiểu hình khác thường do đột biến lặp đoạn vùng Bar trên nhiễm sắc thế giới tính X và. NST bình thường (kí hiệu B + ), NST đột biến lặp mang 1 và 2 đoạn Bar được kí hiệu lần lượt B và B D. Hậu quả của đột biến này làm cho mắt lồi thành mắt dẹt, nếu đoạn NST lặp lại càng nhiều lần thì mức độ dẹt của mắt càng tăng lên.