Nội dung text [METRIC] Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến năm 2024.pdf
Báo cáo Toàn cảnh Thị Trường sàn bán lẻ trực tuyến năm 2024 cung cấp cái nhìn toàn diện về sự phát triển của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, tập trung vào 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu: Shopee, Lazada, Sendo, Tiki và TikTok Shop. Báo cáo này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt các xu hướng tiêu dùng mới, từ đó có thể xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững, phù hợp với những thay đổi nhanh chóng trong thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự chuyển dịch mạnh mẽ sang mua sắm trực tuyến, các số liệu và phân tích sẽ là công cụ quan trọng hỗ trợ quyết định kinh doanh. Nội dung báo cáo bao gồm: Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam, tin tức thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2024, cái nhìn toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến qua các năm 2022 – 2024; Phân tích sâu thị trường sàn bán lẻ trực tuyến năm 2024 bao gồm quy mô & tăng trưởng, nhà bán, kho hàng, ngành hàng, xu hướng phân khúc giá, top thương hiệu. Cùng với đó, Báo cáo cũng đưa ra những dự báo xu hướng tiêu dùng, tăng trưởng trong năm 2025 tới. Phương pháp nghiên cứu của báo cáo được xây dựng dựa trên việc thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi áp dụng các công cụ phân tích dữ liệu Big Data và trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý và tổng hợp thông tin, nhằm đảm bảo tính chính xác và toàn diện của báo cáo. Các số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2024 đến 31/12/2024; đã loại bỏ các sản phẩm thuộc loại dịch vụ, quà tặng có sản lượng bán bất thường không tương xứng với phản hồi từ người tiêu dùng, và các sản phẩm bán đơn ảo, đồng thời không bao gồm sản phẩm được bán trong các phiên livestream. Bên cạnh đó, báo cáo cũng tham khảo và sử dụng dữ liệu từ bên thứ ba, với mỗi thông tin đều được trích dẫn nguồn một cách rõ ràng để đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy. Đội ngũ Metric LỜI MỞ ĐẦU
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP & PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Phạm vi các sàn Thời gian thu thập dữ liệu Phạm vi ngành hàng Các chỉ số chính • 5 sàn TMĐT: Shopee, Lazada, Tiktok Shop, Tiki, Sendo • Và 100.000+ website TMĐT Thu thập dữ liệu hàng ngày, từ ngày 01/01/2021 – nay Tất cả các ngành hàng đang tạo ra doanh số trên các sàn TMĐT • Sản lượng đã bán • Doanh số (GMV) = giá sản phẩm * sản lượng được bán • Số shop: nhà bán đang hoạt động trên các sàn • Phân khúc giá, thương hiệu... của từng sản phẩm • Lịch sử thông tin sản phẩm Thu thập dữ liệu lớn (Big data) từ các sàn và website TMĐT Thu thập dữ liệu Làm sạch, phân tích & hệ thống các điểm dữ liệu Làm sạch dữ liệu Tính toán các chỉ số thống kê cơ bản. Phân tích phân loại theo ngành hàng, nhóm sản phẩm, (SKUs),.. Phân tích dữ liệu Chuyển đổi dữ liệu từ dạng số sang bảng biểu để dễ dàng nhận diện các xu hướng và thông tin quan trọng Trực quan hóa dữ liệu Phần mềm phân tích số liệu Metric.vn Nền tảng eReport Báo cáo Nghiên cứu thị trường bán lẻ trực tuyến chuyên sâu Chứng nhận Top 1 thương hiệu bán chạy
1. Shopee gia tăng chính sách hỗ trợ người mua, Nhà nước thắt chặt quản lý thuế TMĐT, và Temu tạm dừng hoạt động tại Việt Nam. Shopee gia tăng quyền lợi cho người mua với thời gian trả hàng kéo dài lên 15 ngày và cho phép hủy đơn hàng ngay cả khi đang giao, trong khi Nhà nước siết chặt quản lý thuế thương mại điện tử, yêu cầu các sàn TMĐT khấu trừ và nộp thuế thay từ năm 2025. Ngoài ra, sàn TMĐT Temu đã tạm dừng hoạt động tại Việt Nam do chưa đăng ký kinh doanh hợp pháp. NHỮNG ĐIỂM CHÍNH 3. TikTok Shop tăng 121%, mở rộng thị phần tương ứng với thị phần Lazada đánh mất, Shopee tăng trưởng ổn định. Shopee duy trì vị thế ổn định với mức tăng trưởng 34% và thị phần không đổi, trong khi TikTok Shop tăng trưởng 121% về doanh số, mở rộng thị phần và chiếm phần lớn từ Lazada. Ngược lại, Lazada, Tiki và Sendo ghi nhận tăng trưởng âm từ -50% đến -54% do cạnh tranh gay gắt và thay đổi hành vi người tiêu dùng. Sự vươn lên của TikTok Shop không chỉ củng cố vị thế mà còn định hình lại cục diện thị trường thương mại điện tử. 5. Xu hướng mua sắm trên TMĐT, đặc biệt ở các sản phẩm thiết yếu; ưa chuộng giá rẻ, tiêu dùng xanh và bền vững. Tốc độ tăng trưởng doanh số trên sàn TMĐT năm 2024 gấp 4.2 lần so với doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng cả nước, với nhu cầu mua sắm sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, đồ uống và sản phẩm Mẹ & bé tăng mạnh. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng xanh và bền vững tiếp tục gia tăng, phản ánh sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng. Phân khúc giá rẻ dưới 200K cũng tăng trưởng mạnh về doanh số và thị phần. 2. Doanh số cả năm 2024 đạt 318.9 nghìn tỷ, tăng 37.36% so với năm 2023, đặc biệt tăng trưởng mạnh vào cuối năm. Doanh số bán lẻ trực tuyến trên 5 sàn TMĐT năm 2024 đạt 318.9 nghìn tỷ năm 2024, tăng trưởng 37.36% so với 2023. Doanh số tăng mạnh vào nửa cuối năm, đặc biệt Quý 4 đạt 91.15 nghìn tỷ đồng, nhưng tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước giảm dần qua các tháng, ngay cả trong giai đoạn cao điểm. Dù vậy, thị trường vẫn duy trì sức hút lớn nhờ các sự kiện khuyến mãi và mùa mua sắm cuối năm. 4. Giảm 165 nghìn shop phát sinh đơn hàng mặc dù doanh số thị trường tăng mạnh, cho thấy sự vượt trội của các shop có chiến lược rõ ràng. Doanh số tăng 37.36% dù số lượng shop giảm 20.25% (tương đương 165 nghìn shop) , cho thấy sự chuyển dịch trong thị trường, các nhà bán có chiến lược rõ ràng ngày càng tăng trưởng. Ngoài ra sự hiện diện của 31.5 nghìn nhà bán nước ngoài trên Shopee tạo áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với nhà bán nội địa. 6. Dự báo năm 2025 doanh số sẽ đạt 387.5 nghìn tỷ, tăng trưởng 21.5% so với 2024. Dự báo doanh số năm 2025 đạt 387.5 nghìn tỷ và sản lượng đạt 4.2 triệu sản phẩm, với mức tăng trưởng lần lượt là 21.5% và 23% so với năm 2024. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi xu hướng chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến và các chiến lược khuyến mãi, cùng với các dịp lễ Tết. Tuy nhiên, sự biến động giữa các tháng đầu và cuối năm đòi hỏi các nhà bán hàng phải liên tục cập nhật các yếu tố kinh tế, chiến lược của sàn TMĐT và xu hướng tiêu dùng mới.