Nội dung text CHỦ ĐỀ 3 - SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC - HS.docx
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 PHẦN HÓA HỌC
HSG – KHTN LỚP 7 – PHẦN HÓA HỌC 3 2.2. Chu kì - Chu kì gồm các nguyên tố thuộc cùng nguyên tử có cùng số lớp electron và được sắp xếp thànhXhàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - Số thứ tự của chu kì = số lớp electron của nguyên tố - Bảng tuần hoàn hiện nay gồm 7 chu kì, được đánh số từ chu kì 1 đến chu kì 7. - Trong một chu kì, khi đi từ trái qua phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: + Mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1). + Cuối chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7). + Kết thúc chu kì là một khí hiếm. Ví dụ: Trong chu kì 4: + Mở đầu chu kì là nguyên tố potassium (K) – là một kim loại điển hình. + Cuối chu kì là nguyên tố bromine (Br) – là một phi kim điển hình. + Kết thúc chu kì là nguyên tố krypton (Kr) – là một khí hiếm. 3. Nhóm - Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - Bảng tuần hoàn gồm 18 cột gồm: + 8 cột là nhóm A. + 10 cột là nhóm B: gọi kà nhóm các nguyên tố kim loại chuyển tiếp (trong phạm vi chương trình chỉ nghiên cứu 8 nhóm A). - Nhóm A được đánh số bằng số La Mã lần lượt từ nhóm IA đến VIIIA. - Số thứ tự của nhóm A = số electron lớp ngoài cùng. Ví dụ: + Nhóm IA: gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (kim loại điển hình), trừ hydrogen (H); đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng. + Nhóm VIIA: gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (phi kim điển hình), trừ tennessine (Ts); đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng. 4. Vị trí của các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn - Các nguyên tố kim loại: (chiếm hơn 80% trong bảng tuần hoàn), nằm bên góc trái và góc dưới bên phải của bảng tuần hoàn. - Các nguyên tố phi kim: nằm phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn. Trong đó, các phi kim hoạt động mạnh nằm ở phía trên. - Các nguyên tố khí hiếm: Là nguyên tố nằm trong nhóm VIIIA. Chú ý: - Đối với 2 nguyên tố A, B liên tiếp nhau trong cùng một chu kì thì: AB BA pp pp1 - Đối với 2 nguyên tố A, B liên tiếp nhau trong cùng một nhóm thì: AB BA pp pp8 B. BÀI TẬP VẬN DỤNG PHẦN II. TỰ LUẬN
HSG – KHTN LỚP 7 – PHẦN HÓA HỌC 4 Câu 1. Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau: a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố calcium? b) Nguyên tố calcium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? c) Tên gọi của nhóm chứa nguyên tố này là gì? d) Calcium có cần thiết cho cơ thể chúng ta không? Lấy ví dụ minh hoạ. Câu 2. Mô hình sắp xếp electron trong nguyên tử của nguyên tố X như sau: a) Trong nguyên tử X có bao nhiêu electron và được sắp xếp thành mấy lớp? b) Hãy cho biết tên nguyên tố X c) Gọi tên một nguyên tố khác mà nguyên tử của nó có cùng số lớp electron với nguyên tử nguyên tố X. Câu 3. Cho các nguyên tố sau: Ca, S, Na, Mg, F, Ne. Sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: a) Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân b) Cho biết mỗi nguyên tố trong dãy trên là kim loại, phi kim hay khí hiếm Câu 4. Biết nguyên tử của nguyên tố M có 2 electron ở lớp ngoài cùng và có 3 lớp electron. Hãy xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm) và cho biết M là kim loại, phi kim hay khí hiếm Câu 5. Hydrogen là nguyên tố nhẹ nhất trong tất cả các nguyên tố và phổ biến nhất trong vũ trụ. Hãy cho biết kí hiệu hoá học của nguyên tố hydrogen và cho biết nó ở chu kì nào và nhóm nào trong bảng tuần hoàn. Câu 6. Nguyên tố X (Z=11) là nguyên tố có trong thành phần của muối ăn. Hãy cho biết tên nguyên tố X và vẽ mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử X. X có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Từ đó cho biết X thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn? Câu 7. Hãy tìm hiểu và cho biết: a. Tên và kí hiệu hoá học của nguyên tố kim loại duy nhất tồn tại ở thể lỏng, ở điều kiện thường. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết nguyên tố đó ở ô số bao nhiêu. b. Tên và kí hiệu hoá học của nguyên tố kim loại có trong thành phần của hemoglobin (chất có khả năng vận chuyển khí oxygen từ phổi đến các tế bào), nếu thiếu nguyên tố này cơ thể chúng ta sẽ mắc bệnh thiếu máu. Hãy kể ra ít nhất 3 ứng dụng trong đời sống của nguyên tố kim loại đó. c. Tên và kí hiệu hoá học của nguyên tố khí hiếm dùng để bơm vào bóng bay hoạc khinh khí cầu. Câu 8. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e a. Cho biết vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn và xác định X b. Cho biết X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Câu 9. Nguyên tử nguyên tố A có số hiệu nguyên tử bằng 17. a. Vẽ sơ đồ nguyên tử A. Cho biết tên gọi, KHHH của A. b. Cho biết vị trí nguyên tố A trong bảng tuần hoàn