Nội dung text Bài 15 Cảm ứng ở thực vật.pdf
3 – Vận động cảm ứng không phụ thuộc vào hướng của tác nhân kích thích mà phụ thuộc vào cấu trúc hình dẹp của các cơ quan (lá, cánh hoa). – Tuỳ theo tác nhân kích thích, vận động cảm ứng được chia thành: quang ứng động, thuỷ ứng động, hoá ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương, điện ứng động,... – Dựa vào cơ chế phản ứng, vận động cảm ứng được chia thành hai loại: + Ứng động sinh trưởng là sự vận động của các cơ quan có liên quan đến sự phân chia và lớn lên của tế bào, kiểu vận động này thường diễn ra theo đồng hồ sinh học và có tốc độ phản ứng chậm. + Ứng động không sinh trưởng là sự vận động của các cơ quan không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của tế bào, mà do sự thay đổi độ trương nước của tế bào. III. Ứng dụng cảm ứng ở thực vật – Dùng cây sống (cây keo, cây lồng mức,...), cọc gỗ, cọc bê tông làm trụ bám cho cây khi trồng hồ tiêu. – Làm giàn khi trồng các cây dây leo như bầu, bí,... – Sử dụng các biện pháp bảo quản lạnh, khô, tránh ánh sáng,... để kéo dài thời gian ngủ của hạt. – Trồng xen canh giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng. – Điều khiển quá trình ra hoa của cây thông qua điều khiển chế độ chiếu sáng, nhiệt độ,... Ví dụ: tăng thời gian chiếu sáng ở thanh long, cúc, mía,... B. Bài tập 1. CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN 1.1. Biết Câu 1: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào?
4 A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương. B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm. D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. Câu 2: Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào? A. Chiếu sáng từ ba hướng. B. Chiếu sáng từ một hướng. C. Chiếu sáng từ hai hướng. D. Chiếu sáng từ nhiều hướng. Câu 3: Cây nho trong rừng mưa nhiệt đới phải mọc về phía cây lớn (giá thể) trước khi có thể mọc về phía mặt trời. Để bám được một cây lớn, kiểu chuyển động tăng trưởng hữu ích nhất đối với cây nho nhiệt đới có lẽ sẽ ngược lại với A. hướng tiếp xúc dương. B. hướng trọng lực dương. C. quang hướng động dương. D. các chuyển động ngủ. Câu 4: Khi đặt cây ở cửa sổ, cây thường phát triển hướng ra phía ngoài cửa sổ. Hiện tượng này phản ánh dạng hướng động nào ở thực vật ? A. Hướng nước B. Hướng tiếp xúc C. Hướng trọng lực D. Hướng sáng Câu 5: Bộ phận nào dưới đây của thực vật có hướng sáng âm ? A. Cành B. Rễ C. Lá D. Ngọn Câu 6: Con người ứng dụng các kiểu của hướng động vào trong trồng trọt để làm gì? I. Trồng cây ở mật độ thích hợp để tiếp nhận ánh sáng tốt nhất. II. Cung cấp nước đầy đủ và hợp lí. III. Làm đất tơi xốp, thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu. IV. Bón thật nhiều phân đạm để cây sinh trưởng, phát triển tốt. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A.1. B. 2. C.3. D.4.