Nội dung text TỰ-LUẬN-KTCT-1.pdf
3 Câu 34: Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động. Hàng hóa sức lao động có đặc điểm gì khác so với hàng hóa thông thường?.................................................. 110 Câu 35: Cung, cầu là gì? Quan hệ cung – cầu biểu hiện như thế nào? Tại sao cung – cầu là quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá? Rút ra ý nghĩa. ............................... 112 Câu 36: Phân tích nội dung, yêu cầu của quy luật cạnh tranh quy luật cạnh tranh. Rút ra ý nghĩa. ............................................................................................................... 114 Câu 37: Cạnh tranh là gì? Tại sao cạnh tranh là quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá? Những tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh?...................................... 117 Câu 38: Thế nào là thị trường? Phân tích các chức năng của thị trường................120 Câu 39: Phân tích nội dung và tác dụng của qui luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa. Vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam hiện nay..................................................121 Câu 40: Hàng hóa là gì? Phân tích những điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa và ưu thế của sản xuất hàng hóa .......................................................................................125 Câu 41: Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá, tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng. ............................127
4 Câu 1: Phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam. 1. Hạn chế của hội nh nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam. • Thứ nhất Hội nhập kinh tế quốc tế nhìn chung thể hiện chủ yếu trong chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà chưa biến thành yếu tố nội sinh trong hành động của các cấp, các ngành và doanh nghiệp. Các chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế chậm được lồng ghép, nhìn nhận đầy đủ trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chưa gắn kết chặt chẽ với công tác quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội, và thiếu nguồn lực để thực hiện. Tính gắn kết giữa các ngành, lĩnh vực chưa cao, nhiều vấn đề mang tính liên ngành chậm được xử lý hoặc xử lý cục bộ, ngắn hạn. Ở cấp độ vi mô, chủ trương, chính sách hội nhập chưa được cụ thể hóa dẫn đến tình trạng thụ động, các doanh nghiệp chưa nhận thức hết tính cấp thiết và lợi ích của hội nhập đối với hoạt động kinh doanh của mình. Cơ chế giám sát, theo dõi việc thực hiện các kế hoạch, đề án, chương trình về hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự được chú trọng, gây khó khăn trong việc tổng hợp đầy đủ, kịp thời cũng như đánh giá kết quả của việc triển khai một cách xác đáng và toàn diện. • Thứ hai Quá trình đổi mới ở trong nước, nhất là đổi mới, hoàn thiện thể chế, trước hết là hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu hội nhập và quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế bộc lộ nhiều bất cập so với yêu cầu bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Việc cải cách thể chế kinh tế trong nước vẫn chưa đáp ứng và theo kịp các yêu cầu của việc thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Việc đẩy mạnh quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế chưa tạo sức ép đổi mới trong nước, nhất là về thể chế