Nội dung text BÀI 7 KÍNH LÚP.docx
2023 - 2024 Trang 1 Mô tả kính lúp: Kính lúp là dụng cụ dùng để quan sát các vật nhỏ. Bộ phận chính của kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự vài xentimét được bảo vệ bởi khung kính và có tay cầm. Thấu kính hội tụ Khung kính Tay cầm Trên kính lúp có ghi số bội giác 2X, 3X, 5X, 10X,… Công thức tính số bội giác 25 G f với G là số bội giác, f là tiêu cự đơn vị là cm. Số bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được qua kính lúp càng lớn. Cách sử dụng kính lúp: Kính lúp hoạt động theo nguyên tắc: khi vật đặt cách thấu kính một khoảng nhỏ hơn tiêu cự, mắt đặt sau kính lúp quan sát được ảnh ảo lớn hơn vật. Để sử dụng kính lúp, ta thực hiện các thao tác như sau: + Đặt kính lúp gần sát vật cấn quan sát, mắt nhìn vào mặt kính. + Từ từ dịch chuyển kính ra xa vật (nhưng vật vẫn nằm trong khoảng tiêu cự) cho đến khi nhìn thấy rõ các chi tiết của vật qua kính lúp. Khi cần quan sát trong một khoảng thời gian dài, người ta thường chọn cách đặt mắt ở tiêu điểm của kính lúp để mắt không bị mỏi. BÀI 7 KÍNH LÚP
2023 - 2024 Trang 2 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: [TTN] Thấu kính hội tụ có tiêu cự nào dưới đây không thể dùng làm kính lúp được? A. 10 cm. B. 15 cm. C. 20 cm. D. 25 cm. Câu 2: [TTN] Trên giá đỡ của một kính lúp có ghi 5x. Đó là A. một thấu kính hội tụ có tiêu cự 2,5 cm. B. một thấu kính phân kì có tiêu cự 2,5 cm. C. một thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm. D. một thấu kính phân kì có tiêu cự 5 cm. Câu 3: [TTN] Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy ảnh như thế nào? A. Một ảnh thật, ngược chiều vật. B. Một ảnh thật, cùng chiều vật. C. Một ảnh ảo, ngược chiều vật. D. Một ảnh ảo, cùng chiều vật. Câu 4: [TTN] Thấu kính hội tụ có tiêu cự nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp được? A. 40 cm. B. 30 cm. C. 20 cm. D. 10 cm. Câu 5: [TTN] Kính lúp là dụng cụ quang dùng để A. bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông của các vật nhỏ. B. tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và thu được trên màn để quan sát vật rõ hơn. C. bổ trợ cho mắt cận thị quan sát được những vật ở rất xa. D. tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và trong giới hạn nhìn rõ của mắt. Hướng dẫn giải Kính lúp là dụng cụ quang dùng để bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông của các vật nhỏ. Câu 6: [TTN] Kính lúp đơn giản được cấu tạo bởi A. thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. B. thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn. C. lăng kính thủy tinh có góc chiết quang nhỏ. D. lăng kính thủy tinh có góc chiết quang là góc vuông. Hướng dẫn giải Kính lúp đơn giản được cấu tạo bởi thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Câu 7: [TTN] Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về kính lúp? A. Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. B. Kính lúp là một thấu kính hội tụ hoặc hệ kính có độ tụ dương. C. Kính lúp có tiêu cự lớn. D. Kính lúp tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật. Hướng dẫn giải Kính lúp có tiêu cự nhỏ, cỡ vài cm. Câu 8: [TTN] Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, người ta phải đặt vật A. cách kính lớn hơn 2 lần tiêu cự. B. cách kính trong khoảng từ 1 lần tiêu cự đến 2 lần tiêu cự. C. tại tiêu điểm vật của kính. D. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính. Hướng dẫn giải Ảnh của vật qua kính là ảnh ảo do đó vật đặt trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính.
2023 - 2024 Trang 3 Câu 9: [TTN] Phát biểu nào sau đây là không đúng? Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải A. đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. B. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. C. điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính để ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. D. điều chỉnh ảnh của vật nằm ở điểm cực viễn của mắt để viêc quan sát đỡ bị mỏi mắt. Hướng dẫn giải Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh ảo của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. Câu 10: [TTN] Phát biểu nào sau đây về kính lúp là không đúng? A. Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông để quan sát một vật nhỏ. B. Vật cần quan sát đặt trước kính lúp cho ảnh thật lớn hơn vật. C. Kính lúp đơn giản là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. D. Kính lúp có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. Hướng dẫn giải Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh ảo của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. Câu 11: [TTN] Kính lúp là thấu kính hội tụ có A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ. B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp. C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ. D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn. Hướng dẫn giải Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ Câu 12: [TTN] Có thể dùng kính lúp để quan sát A. trận bóng đá trên sân vận động. B. một con vi trùng. C. các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay. D. kích thước của nguyên tử. Hướng dẫn giải Có thể dùng kính lúp để quan sát các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay. Câu 13: [TTN] Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để A. ảnh của vật là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. B. ảnh của vật là ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật. C. ảnh của vật là ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật. D. ảnh của vật là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. Câu 14: [TTN] Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn nhất? A. Kính lúp có số bội giác G = 5. B. Kính lúp có số bội giác G = 5,5. C. Kính lúp có số bội giác G = 4. D. Kính lúp có số bội giác G = 6. Hướng dẫn giải Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát một vật thì sẽ thấy ảnh càng lớn. Câu 15: [TTN] Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự. B. đặt vật trong khoảng tiêu cự. C. đặt vật sát vào mặt kính. D. đặt vật bất cứ vị trí nào.
2023 - 2024 Trang 4 Hướng dẫn giải Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải đặt vật trong khoảng tiêu cự. Câu 16: [TTN] Số bội giác của kính lúp cho biết gì? A. Độ lớn của ảnh. B. Độ lớn của vật. C. Vị trí của vật. D. Độ phóng đại của kính. Hướng dẫn giải Số bội giác của kính lúp cho biết độ phóng đại của kính Câu 17: [TTN] Phát biểu nào sau đây về kính lúp là không đúng? A. Kính lúp có số bội giác càng nhỏ thì tiêu cự càng dài. B. Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng dài. C. Kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ. D. Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng ngắn. Hướng dẫn giải Do G tỉ lệ nghịch với f nên G tăng thì f giảm, tức là tiêu cự ngắn đi.