Nội dung text ĐỀ 1 - GK2 LÝ 11 - FORM 2025.docx
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 1 (Đề thi có ... trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 11 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Câu 1. Đưa một thanh kim loại tích điện âm lại gần một quả cầu kim loại chưa tích điện và cô lập về điện thì A. điện tích của quả cầu sẽ thay đổi. B. điện tích của quả cầu vẫn bằng 0. C. quả cầu tích điện âm. D. quả cầu tích điện dương. Câu 2. Hai điện tích điểm q 1 và q 2 đặt trong chân không, nếu ta đồng thời tăng độ lớn của các điện tích và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì độ lớn của lực Coulomb giữa hai điện tích sẽ A. không thay đổi. B. tăng 2 lần. C. giảm 2 lần. D. tăng 4 lần. Câu 3. Đại lượng nào đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường về mặt tác dụng lực tại một điểm? A. Điện tích. B. Từ phổ. C. Cường độ điện trường. D. Đường sức điện. Câu 4. Chọn phát biểu sai. Cường độ điện trường của một điện tích điểm Q đặt tại một điểm trong chân không có độ lớn phụ thuộc vào A. độ lớn của điện tích Q. B. hằng số điện của chân không. C. độ lớn của điện tích thử q. D. khoảng cách từ Q đến điểm đang xét. Câu 5. Khi tiến hành thí nghiệm để quan sát điện trường của hệ hai điện tích, người ta thu nhận được ảnh chụp như hình bên. Hai điện tích này A. cùng tích điện âm. B. cùng tích điện dương. C. cùng dấu với nhau. D. trái dấu với nhau. Câu 6. Hãy điền vào các khoảng trống: Công của lực điện làm dịch chuyển điện tích q từ điểm M đến N trong điện trường đều ………… vào hình dạng đường đi; …………… vào vị trí của điểm M và vị trí của N của độ dịch chuyển trong điện trường. A. phụ thuộc; không phụ thuộc. B. không phụ thuộc; chỉ phụ thuộc. C. phụ thuộc; phụ thuộc. D. không phụ thuộc; không phụ thuộc. Câu 7. Một hạt electron bay vào trong điện trường đều với vận tốc theo phương vuông góc như với đường sức. Biết môi trường môi trường ở giữa là chân không và trọng lực rất nhỏ so với lực điện. Quỹ đạo đường đi của electron trong trường hợp này là A. đường (1). B. đường (2). C. đường (3). D. đường (2) hoặc (3). Câu 8. Trong điện trường đều của Trái Đất, một hạt bụi mịn có khối lượng m, điện tích q đang bay lơ lửng ở độ cao h so với mặt đất. Chọn mốc thế năng điện tại mặt đất và chiều điện trường hướng từ trên xuống, thế năng điện của hạt bụi mịn được xác định theo công thức là A. W t = mgh. B. W t = qEh. C. W t = qE. D. W t = qgh. Câu 9. Điện thế của một điện tích dương là đại lượng đặc trưng A. phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
B. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường. C. khả năng sinh công của điện trường để di chuyển điện tích từ điểm đó đến vô cùng. D. khả năng sinh công của điện trường để di chuyển điện tích từ vô cùng đến điểm đó. Câu 10. Máy đo điện tim, các điện cực được sử dụng để đo A. hiệu điện thế giữa các điểm khác nhau trên da của bệnh nhân. B. cường độ dòng điện chạy trong cơ thể của bệnh nhân. C. nồng độ Oxygen trong máu của bệnh nhân. D. lượng đường trong máu của bệnh nhân. Câu 11. Trường hợp nào sau đây không tạo thành một tụ điện? A. Giữa hai bản kim loại là sứ. B. Giữa hai bản kim loại là không khí. C. Giữa hai bản kim loại là nước muối. D. Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết. Câu 12. Một tụ điện có ghi thông số như hình bên. Điện tích cực đại của tụ là A. 77.10 3 C. B. 77.10 -3 C. C. 10 -3 C. D. 2.10 -2 C. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Câu 1. Ba điện tích q 1 , q 2 , q 3 được đặt cố định tại 3 điểm M, N, P của hình vuông MNPQ như hình vẽ. Các điện tích được tích điện q 1 = q 3 = -3 nC. Đặt điện tích q 4 tại điểm Q để q 4 cân bằng. Biết MN = 10 cm. Lấy k = 9.10 9 N.m 2 /C 2 . a) Cặp lực và là cặp lực cân bằng. b) Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích q 1 và q 3 bằng 4,05.10 -3 N. c) Để q 4 cân bằng, điện tích q 2 phải tích điện trái dấu với q 4 . d) Khi q 4 cân bằng, điện tích q 2 có độ lớn bằng . Câu 2. Một hạt bụi mịn có điện tích q > 0 rơi vào trong điện trường đều , chịu tác dụng của lực điện như hình vẽ. Biết U BC = 120 V và BC = 6cm. a) Độ lớn cường độ điện trường E có thể xác định bằng công thức E = F/q. b) Công của lực điện trường khi hạt bụi dịch chuyển từ B đến A bằng với công của lực điện trường khi điện tích q dịch chuyển từ B đến C.