Nội dung text BÀI 37. CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENDEL - HS.docx
BÀI 37. CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENDEL I. MENDEL VÀ THÍ NGHIỆM LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG 1. Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu của Mendel - Gregor Johann Mendel (1822 – 1884), người đặt nền móng cho di truyền học hiện đại, sinh ra tại Vương quốc Áo, nay thuộc Cộng hoà Séc. Hình. Gregor Johann Mendel (1822 – 1884) - Đối tượng nghiên cứu: Mendel lựa chọn đối tượng nghiên cứu là cây đậu hà lan vì có các đặc điểm phù hợp với phương pháp nghiên cứu như: tự thụ phấn nghiêm ngặt; thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn; có nhiều cặp tính trạng tương phản dễ nhận biết. - Bằng cách lựa chọn đối tượng, tiếp cận thực nghiệm và định lượng, phương pháp lai và phân tích con lai, ý tưởng của Mendel là cơ sở cho những nghiên cứu về nhân tố di truyền (gene). 2. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng Mendel đã tiến hành cho giao phấn giữa các giống đậu hà lan thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng tương phản màu sắc hoa. Sau đó, ông lấy các cây ở F 1 của phép lai này cho tự thụ phấn thu được kết quả F 2 .
Hình. Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Medel - Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp tính trạng khác nhau phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình phát sinh giao tử. - Cơ sở tế bào học: Bố mẹ thuần chủng về hai cặp tính trạng tương phản, F 1 có kiểu gene dị hợp về hai cặp gene (AaBb). Hai cặp gene này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, phân li độc lập với nhau trong quá trình giảm phân hình thành nên 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab với tỉ lệ ngang nhau. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh sẽ cho F 2 có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1.