PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 4_Thi vào chuyên Vật Lí trường THPT chuyên Kiên Giang - Năm học 2018 - 2019.Image.Marked.pdf

Thi vào chuyên Vật Lí trường THPT chuyên Kiên Giang - Năm học 2018 - 2019 Câu 1: Cho đoạn mạch điện như hình 1a. Hiệu điện thế UAB giữa hai đầu đoạn mạch được giữ không đổi. Ampe kế có điện trở không đáng kể, vôn kế có điện trở rất lớn. RX là một biến trở có trị số 400Ω khi con chạy C ở vị trí N và độ dài MN = 10cm. Bỏ qua điện trở của các dây dẫn. a. Người ta điều chỉnh con chạy C và ghi lại số chỉ của vôn kế và ampe kế. Kết quả được biểu diễn bởi đồ thị trên Hình 1b. Dựa vào đồ thị, hãy tính trị số của điện trở R. b. Cho UAB = 50V, R2 = 50Ω. Xác định vị trí con chạy C của biến trở để công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB là 75W Câu 2: Cho hai vật rắn đặc đều là hình lập phương có cạnh 10cm, vật A có khối lượng mA = 1,6kg và vật B có khối lượng mB = 0,9kg, hai vật được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh không giãn ở tâm mỗi vật. a. Mô tả trạng thái của hệ vật khi thả chúng vào bể đựng nước có độ sâu đủ lớn, biết nước có khối lượng riêng Dn = 1000 kg/m3 . Tìm lực căng của dây nối khi đó. b. Lực căng lớn nhất mà sợi dây chịu được là Tmax = 10N. Kéo từ từ vật B lên trên theo phương thẳng đứng với lực kéo đặt vào tâm vật B. Dây bị đứt khi nào? Câu 3: Một người dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ, vật đặt cách thấu kính 6cm. Ảnh thu được cao gấp 4 lần vật. a. Vẽ hình minh hoạ sự tạo ảnh bởi kính lúp. (Gợi ý: Không cần vẽ đúng theo tỉ lệ, vật sáng AB được minh hoạ bằng một mũi tên phẳng, nhỏ đặt vuông góc với trục chính và có A thuộc trục chính của kính lúp). b. Tính khoảng cách từ ảnh đến quang tâm của kính lúp, tiêu cự của thấu kính làm kính lúp và số bội giác của kính lúp. Câu 4:
Cho đoạn mạch điện như Hình 2. Biết R1 = 3 Ω; R2 = 6 Ω; R3 = 4 Ω; R4 = 10 Ω. Bỏ qua điện trở của dây nối và khoá K. a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB trong hai trường hợp K mở và K đóng. b. Biết UAB = 12V. Tính cường độ dòng điện qua R2 khi khoá K đóng. Câu 5: Có 3 bình cách nhiệt chứa nước. Bình thứ nhất chứa 1kg nước ở 1000C, bình thứ hai chứa 2kg nước ở 500C, bình thứ ba chứa 3kg nước ở 200C. Đổ nước ở bình thứ nhất và bình thứ ba vào bình cách nhiệt thứ tư đang để trống, khi đã xảy ra cân bằng nhiệt thì tiếp tục đổ nước ở bình thứ hai vào bình thứ tư. Bỏ qua mọi sự trao đổi nhiệt với môi trường và bình cách nhiệt, coi lượng nước là không đổi trong quá trình đổ nước. a. Hỏi nước ở bình thứ hai sau khi đổ vào sẽ toả nhiệt hay thu nhiệt? Vì sao? b. Tính nhiệt độ cân bằng của nước ở bình thứ tư sau khi đổ cả 3 bình vào. LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: a) Từ đồ thị ta có 1 16 0,5; 16 32Ω 0,5 I  U  V  R   b) Mạch điện được vẽ lại như sau Đặt điện trở của (Ω) RMC  x Điện trở toàn mạch là 2 1 2 1 .( ) 50(32 ) 50(32 ) ( ) 50 32 82 MC MC R R R x x R R R x x           Công suất tiêu thụ của toàn mạch là 75W do đó ta có: 2 2 50 50(32 ) 100 68Ω 75 82 3 U x R x P x         Câu 2:
PA = 16N; PB = 9N Thể tích của hình lập phương:   3 2 3 3 V 10.10 10 m     a. Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng vào mỗi vật: 3 10 . 10.1000.10 10 FAA FAB DV N      Tổng lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên hai vật: FA = 20N Tổng trọng lực tác dụng vào hai vật : P = PA + PB = 16 + 9 = 25N Do FA < P nên hai vật chìm hoàn toàn trong nước. Vật B nhẹ hơn nên ở phía trên lơ lửng trong nước còn A chạm đáy. Lực căng: T = FAB – PB = 10 – 9 = 1N b. Khi kéo vật B hoàn toàn lên khỏi mặt nước, lực căng dây là : T = PA – FAA = 16 – 10 = 6N < 10N nên dây chưa đứt. Tiếp tục kéo dây đến khi vật A nổi một phần lên khỏi mặt nước sao cho lực căng dây : T = PA – FAA’ = 10N thì dây đứt Câu 3: a. Hình vẽ: b. OA = 6cm; A’B’ = 4.AB + Ta có : 6 6 1 Δ Δ 24 4. 4 OA AB AB OAB OA B OA cm OA A B OA AB OA                  => Khoảng cách từ ảnh đến quang tâm của kính lúp : OA’ = 24cm + Ta có : ~ 1 1 ~ 4 4 24 OA AB OAB OA B OA A B F O OI OA F O F O f F OI F A B F A A B OA F A F O OA f AB OI                                           f  24  4 f  f  8cm => Tiêu cự của thấu kính làm kính lúp : f = 8cm
+ Số bội giác của kính lúp : 25 25 3,125 8 G f    Câu 4: R1 = 3Ω ; R2 = 6Ω ; R3 = 4Ω ; R4 = 10Ω a. + TH1 : K mở Mạch điện gồm : R1 nt (R4 // (R2 nt R3)) Ta có : 23 2 3 R  R  R  6  4  10 23 4 234 23 4 10.10 5 10 10 R R R R R       1 234 3 5 8 RAB  R  R     + TH2 : K đóng Mạch điện gồm : ((R1 // R2) nt R4) // R3 Ta có : 1 2 12 1 2 3.6 2Ω 3 6 R R R R R      124 12 4 R  R  R  2 10  12Ω 124 3 1234 124 3 . 12.4 3Ω 12 4 AB R R R R R R       b. Khi khoá K đóng : Mạch điện gồm : ((R1 // R2) nt R4) // R3

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.