Nội dung text Bài 29. DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HOÁ Ở NGƯỜI - GV.docx
Bài 29. DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HOÁ Ở NGƯỜI I. Dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng hợp lý 1. Dinh dưỡng và chất dinh dưỡng - Con người cần thức ăn để tồn tại và duy trì hoạt động sống. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng. - Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng. - Chất dinh dưỡng là những chất trong thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của cơ thể. 2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý - Chế độ dinh dưỡng hợp lí là số lượng, thành phần các loại thực phẩm một người sử dụng giúp cung cấp đầy đủ, cân bằng về năng lượng và các nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu của cơ thể. - Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lí, cần xây dựng khẩu phần (lượng thực phẩm tiêu chuẩn cho một người trong một ngày) theo nguyên tắc: + Đủ về năng lượng, đủ và cân bằng về các nhóm chất dinh dưỡng. + Phù hợp với nhu cầu cơ thể (tuỳ theo độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động của cơ thể, tình trạng bệnh tật). + Đa dạng các loại thực phẩm, phù hợp theo mùa và theo từng địa phương. + Phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của hộ gia đình. II. Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hoá - Hệ tiêu hoá gồm ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. + Tuyến tiêu hoá gồm: tuyến nước bọt, tuyến vị, gan, túi mật, tuyến tuỵ, tuyết ruột. + Ống tiêu hoá gồm: khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. - Thức ăn di chuyển qua ống tiêu hoá, trải qua quá trình tiêu hoá cơ học (thức ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn) và tiêu hoá hoá học (thức ăn được biến đổi nhờ sự xúc tác của enzyme) thành các chất đơn giản. - Các cơ quan của hệ tiêu hoá có cấu tạo phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận, phối hợp nhịp nhàng với nhau để vận chuyển, tiêu hoá thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và thải chất cặn bã ra ngoài. III. Bảo vệ hệ tiêu hoá 1. An toàn vệ sinh thực phẩm An toàn vệ sinh thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại đến sức khoẻ của con người. 2. Phòng bệnh về tiêu hoá Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng lối sống lành mạnh giúp phòng các bệnh về tiêu hoá (ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, táo bón, giun sán,...).
Hình. Biện pháp phòng chống bệnh về tiêu hoá
BÀI TẬP Phần I. Trắc nghiệm Câu 1. Dinh dưỡng là quá trình A. thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng. B. đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể. C. phân giải các chất hữu cơ trong tế bào, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. D. đào thải chất dinh dưỡng. Câu 2. Chất dinh dưỡng là A. chất độc hại cần loại bỏ ra khỏi cơ thể. B. tổng hợp các chất không cần thiết cho cơ thể. C. quá trình quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. D. những chất hay hợp chất trong thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của cơ thể. Câu 3. Diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể là A. ăn và uống → vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa →tiêu hóa thức ăn → hấp thụ các chất dinh dưỡng → thải phân. B. ăn và uống → tiêu hóa thức ăn → vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa → hấp thụ các chất dinh dưỡng → thải phân. C. ăn và uống → vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa → hấp thụ các chất dinh dưỡng → tiêu hóa thức ăn → thải phân. D. ăn và uống → hấp thụ các chất dinh dưỡng →vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa → tiêu hóa thức ăn → thải phân. Câu 4. Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không thuộc ống tiêu hoá ? A. Tuyến tuỵ. B. Tuyến vị. C. Tuyến ruột. D. Tuyến nước bọt. Câu 5. Tuyến nước bọt có chức năng A. tiêu hoá acid amin. B. làm ẩm thức ăn, chứa enzyme amylase giúp tiêu hoá một phần tinh bột. C. đảo trộn thức ăn. D. hấp thu các chất dinh dưỡng. Câu 6. Đặc điểm giúp ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng là A. ruột non không có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng. B. chứa enzyme amylase giúp tiêu hoá một phần tinh bột. C. có dịch tuỵ giúp tiêu hoá protein, lipid,... D. lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên. Câu 7. Ruột non không có chức năng nào sau đây? A. Cử động nhu động, đẩy thức ăn di chuyển.
B. Hấp thụ chất dinh dưỡng. C. Tiết dịch mật, có chức năng nhũ tương hoá Lipid. D. Nhào trộn thức ăn với dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột. Câu 8. Tại ruột già xảy ra hoạt động A. hấp thụ lại nước. B. tiêu hoá thức ăn. C. hấp thụ chất dinh dưỡng. D. nghiền nát thức ăn. Câu 9. Ống tiêu hoá không bao gồm cơ quan nào sau đây? A. Gan. B. Ruột non. C. Dạ dày. D. Khoang miệng. Câu 10. Quá trình tiêu hoá cơ học là A. thức ăn biến đổi nhờ xúc tác của enzyme. B. thức ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn. C. chất dinh dưỡng đi theo hệ tuần hoàn đi nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể. D. thải các chất không thể tiêu hoá ra ngoài. Câu 11. Ruột già không bao gồm bộ phận nào sau đây? A. Manh tràng (ruột thừa). B. Đại tràng. C. Tá tràng. D. Trực tràng. Câu 12. Cơ quan có chức năng tích lũy chất dinh dưỡng và loại bỏ chất độc là A. Gan. B. Thận. C. Ruột già. D. Ruột non. Câu 13. Trong các loại thực phẩm sau đây, thực phẩm cung cấp nhiều chất bột đường là A. thịt, cá. B. rau, củ, quả. C. ngũ cốc. D. sữa và sản phẩm từ sữa. Câu 14. Sau khi được tiêu hoá chất béo được chuyển hoá thành A. đường đơn. B. vitamin.. C. amino acid D. glycerol và acid béo. Câu 15. Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ A. mắc bệnh sởi. B. nhiễm giun sán. C. mắc bệnh lậu. D. nổi mề đay. Câu 16. Yêu cầu đầu tiên của một khẩu phần hợp lý là A. cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể. B. cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. C. các chất dinh dưỡng có tỷ lệ thích hợp. D. cân đối giữa chất sinh năng lượng và không sinh năng lượng. Câu 17. Tuyến vị nằm ở A. dạ dày. B. ruột non. C. ruột già. D. thực quản. Câu 18. Trong hệ tiêu hoá ở người, bộ phận nằm liền dưới dạ dày là A. tá tràng. B. thực quản. C. hậu môn. D. kết tràng. Câu 19. Acid HCl được chứa trong A. tuyến nước bọt. B. tuyến tụy. C. tuyến vị. D. tuyến ruột. Câu 20. Vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu là