PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 57 . Đề thi thử TN THPT Sinh Học 2024 - SỞ GIÁO DỤC HÀ NỘI.docx

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Đề thi có __ trang) KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Bài thi: KHTN ; Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... Câu 1: Thường biến có ý nghĩa nào sau đây? A. Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống. B. Cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. C. Tạo ra nhiều kiểu gen khác nhau. D. Làm tăng khả năng đột biến của loài. Câu 2: Trong quá trình phát sinh sự sống, giai đoạn tiến hoá tiền sinh học hình thành nên A. Sinh giới như ngày nay. B. Chất hữu cơ đơn giản. C. Chất hữu cơ phức tạp. D. Tế bào sơ khai. Câu 3: Quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật tạo ra sản phẩm nào sau đây? A. Tinh bột. B. ATP. C. O2. D. Protein. Câu 4: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Thể tam bội của loài này có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là A. 18. B. 13. C. 36. D. 15. Câu 5: Ở một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập quy định, kiểu gen có đồng thời cả 2 loại alen trội A và B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định hoa trắng? A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 6: Sợi nấm xâm nhập vào tế bào vi khuẩn lam tạo nên dạng sống đặc biệt là địa y. Trong trường hợp này, mối quan hệ giữa nấm và vi khuẩn lam là A. cạnh tranh cùng loài. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. hợp tác. Câu 7: Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alen mới? A. Đảo đoạn. B. Tự đa bội. C. Thể một. D. Đột biến gen. Câu 8: Hình bên mô tả cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli. Vùng P là Mã đề thi: ……
A. gen cấu trúc. B. vùng vận hành. C. vùng khởi động. D. gen điều hòa. Câu 9: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1 Aa : 1 aa? A. AA × Aa. B. aa × aa. C. Aa × Aa. D. Aa × aa. Câu 10: Sự giống nhau trong cấu tạo giữa chi trước của mèo và cánh dơi là ví dụ về loại bằng chứng tiến hóa nào sau đây? A. Sinh học phân tử. B. Giải phẫu so sánh. C. Sinh học tế bào. D. Hóa thạch. Câu 11: Thực vật sống trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu nhờ cơ quan nào? A. Rễ. B. Lá. C. Thân. D. Hoa. Câu 12: Quần thể có thành phần kiểu gen nào dưới đây cân bằng di truyền? A. 0,2 AA : 0,5 Aa : 0,3 aa. B. 0,81 AA : 0,18 Aa : 0,01 aa. C. 0,4 AA : 0,5 Aa : 0,1 aa. D. 0,6 AA : 0,3 Aa : 0,1 aa. Câu 13: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim xúc tác nối các đoạn Okazaki là A. ARN pôlimeraza. B. restrictaza. C. ligaza. D. ADN pôlimeraza. Câu 14: Cho một số thao tác cơ bản trong quy trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau: (1) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người. (2) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. (3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn. (4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. Trình tự đúng của các thao tác trên là A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (1) → (4) → (3) → (2). C. (2)→ (1) → (3) → (4). D. (2) → (4) → (3) → (1). Câu 15: Ở người, bệnh nào sau đây do alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định? A. Mù màu đỏ - xanh lục. B. Ung thư máu. C. Bạch tạng. D. Phêninkêtô niệu. Câu 16: Cơ thể có kiểu gen aADE XX de giảm phân bình thường có thể tạo ra loại giao tử nào sau đây?
A. X A de B. X a de C. X A X a DE D. A DE Câu 17: Động vật nào dưới đây có hệ tuần hoàn đơn? A. Cá sấu. B. Gà. C. Cá chép. D. Gấu Câu 18: Theo lí thuyết, một tế bào tiến hành nguyên phân liên tiếp 2 lần sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? A. 2. B. 6. C. 8. D. 4 Câu 19: Phương pháp nào sau đây được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài? A. Nhân bản vô tính. B. Gây đột biến gen. C. Lai tế bào sinh dưỡng. D. Nuôi cấy hạt phấn. Câu 20: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. prôtêin. B. glicôgen. C. ARN. D. ADN. Câu 21: Trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới, nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Nấm. B. Ánh sáng. C. Cây gỗ. D. Thỏ. Câu 22: Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau, một loài vỏ xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia vỏ xoắn theo chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là ví dụ minh họa cho loại cách li nào? A. Cách li thời gian. B. Cách li nơi ở. C. Cách li địa lý. D. Cách li cơ học. Câu 23: Khi nói về đột biển gen, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa và chọn giống. B. Đột biến gen làm nghèo vốn gen và giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. C. Khi đột biến gen làm thay đổi chức năng của prôtêin thì thường có hại cho thể đột biến. D. Gen đột biến là gen lặn luôn được biểu hiện ngay ra kiểu hình. Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi của môi trường. B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. C. Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành một quần xã sinh vật bị suy thoái. D. Cạnh tranh khác loài là một trong những nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái. Câu 25: Khảo sát 4 quần thể cả mẻ thu được kết quả như sau:
Biết điều kiện sinh thái ao nuôi của 4 quần thể giống nhau, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Quần thể nào có thể xuất hiện cạnh tranh cùng loài cao nhất? A. Quần thể IV. B. Quần thể I. C. Quần thể II. D. Quần thể III. Câu 26: Ví dụ nào sau đây thuộc dạng biến động không theo chu kì? A. Số lượng tảo trên mặt nước Hồ Gươm tăng cao vào ban ngày, giảm vào ban đêm. B. Rươi ở vùng nước lợ ven biển Bắc Bộ đẻ rộ nhất vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 âm lịch hằng năm. C. Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. D. Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt. Câu 27: Bao nhiêu trường hợp sau đây có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là số chẵn? I. Người bị hội chứng Tớcnơ. II. Cây nho tứ bội. III. Người bị hội chứng Đao. IV. Cơ thể châu chấu đực. A. 3 B. 2. C. 1 D. 4. Câu 28: Đồ thị bên mô tả sự tăng trưởng của một quần thể sinh vật theo thời gian. Trong 4 thời điểm (I đến IV) đánh dấu trên đồ thị, thời điểm nào thể hiện tốc độ sinh sản xấp xỉ bằng tốc độ tử vong? A. III. B. I. C. IV. D. II. Câu 29: Khi nói về tuần hoàn máu ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Động mạch phối ở người có chức năng đưa máu giàu CO 2 từ tim lên phối.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.