Nội dung text Bài 14. KHỐI LƯỢNG RIÊNG - GV.docx
Bài 14. KHỐI LƯỢNG RIÊNG – Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. Khối lượng riêng = – Nếu gọi D là khối lượng riêng, m là khối lượng của lượng chất có thể tích V, ta có: D = – Đơn vị của khối lượng riêng là kg/m 3 hoặc g/cm 3 . 1 kg/m 3 = 0,001 g/cm 3 1 g/cm 3 = 1 g/mL = 1 000 kg/m 3 – Để xác định khối lượng riêng của một chất, ta cần đo khối lượng và thể tích vật làm bằng chất đó, sau đó chia khối lượng cho thể tích. – Ngoài đại lượng khối lượng riêng, người ta còn sử dụng đại lượng khác là trọng lượng riêng. Trọng lượng của 1 m 3 một chất gọi là trọng lượng riêng d của chất đó. d = Trong đó: ● P là trọng lượng (N); ● V là thể tích (m 3 ); ● Đơn vị của trọng lượng riêng là N/m 3 .
BÀI TẬP Phần I. Trắc nghiệm Câu 1. Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một A. đơn vị thể tích chất đó. B. đơn vị khối lượng chất đó. C. đơn vị trọng lượng chất đó. D. không có đáp án đúng. Câu 2. Cho phát biểu: Để xác định khối lượng riêng của một chất, ta cần đo …(1)… và …(2)…. vật làm bằng chất đó, sau đó chia …(3)…. Cụm từ (1), (2) và (3) là A. (1) khối lượng; (2) thể tích; (3) khối lượng cho thể tích. B. (1) thể tích; (1) khối lượng riêng; (3) thể tích cho khối lượng. C. (1) khối lượng riêng; (2) thể tích; (3) khối lượng cho thể tích. D. (1) thể tích; (2) khối lượng; (3) thể tích cho khối lượng. Câu 3. Điền vào chỗ trống: "Khi biết khối lượng riêng của một vật, ta có thể biết vật đó được cấu tạo bằng chất gì bằng cách đối chiếu với bảng ... của các chất." A. khối lượng riêng. B. trọng lượng riêng. C. khối lượng. D. thể tích. Câu 4. Công thức tính khối lượng riêng của vật dựa trên khối lượng chất có thể tích V là A. D = m/V. B. D = V/m. C. D = V + m. D. D = V m . Câu 5. Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta cần dùng A. một cái cân. B. một lực kế. C. một cái cân và bình chia độ. D. một bình chia độ. Câu 6. Cho m, V lần lượt là khối lượng và thể tích của một vật. Biểu thức xác định khối lượng riêng của chất tạo thành vật đó là A. p = m.V. B. p = m/V. C. p = V/m. D. p = m + V. Câu 7. Khi đun nước trong một bình thủy tinh thì khối lượng riêng của nước sẽ A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. giảm sau đó mới tăng. Câu 8. Đo khối lượng riêng của chất lỏng cần A. bình chia độ. B. cân. C. lực kế. D. bình chia độ và cân. Câu 9. Đơn vị của khối lượng riêng là A. N/m 3 . B. kg/m 3 . C. g/m 2 . D. Nm 3 . Câu 10. Phép tính đổi đơn vị nào dưới đây là đúng? A. 100 kg/m 3 = 1 g/cm 3 . B. 10 kg/m 3 = 0,01 g/cm 3 . C. 100 kg/m 3 = 10 g/mL. D. 1 kg/m 3 = 0,01 g/mL. Câu 11. Cho một số chất dưới đây (ở điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường), chất có khối lượng riêng lớn nhất là A. nhôm. B. sắt. C. đồng. D. gỗ. Câu 12. Ở thể lỏng dưới áp suất thường, khối lượng riêng của nước có giá trị lớn nhất ở nhiệt độ A. 0°C. B. 100°C. C. 20°C. D. 4°C.