PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 6.1. Nam quốc sơn hà.docx

1 BÀI 6: TÌNH YÊU TỔ QUỐC (Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt đường luật) Thời gian thực hiện: 14 tiết TUẦN ….: Ngày soạn: …….. / … / 202… Ngày dạy: …….. / … / 202… Tiết…. : TRI THỨC NGỮ VĂN VĂN BẢN 1: NAM QUỐC SƠN HÀ I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức - Khái niệm thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn. 2.2. Năng lực đặc thù: - Nhận biết và phân tích được yếu tố thi luật của bài thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm luật, vần, nhịp, đối. - Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc; nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học. 3. Phẩm chất - Yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị:  - Máy vi tính, máy chiếu đa năng... 2. Học liệu: - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
2 - Tranh ảnh về nhà thơ, hình ảnh; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức trò chơi: NHÌN TRANH ĐOÁN TÊN NHÂN VẬT LỊCH SỬ. Có 4 bức ảnh liên quan đến 4 nhân vật lịch sử. HS nhìn tranh và đoán tên sự kiện lịch sử liên quan. Đoán đúng sẽ được điểm thưởng từ giáo viên. => Những nhân vật lịch sử với những chiến công hiển hách của họ đã gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở - HS quan sát, suy nghĩ Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Yêu cầu HS trả lời theo yêu cầu. Bước 4: Kết luận, nhận định Dự kiến sản phẩm: 1. Ngô Quyền 2. Trần Quốc Toản 3. Chị Võ Thị Sáu 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh  GV kết nối, dẫn vào bài mới: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng và có truyền thống yêu nước. Tình yêu tổ quốc của nhân dân ta được thể hiện qua các thời kỳ đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Tình yêu ấy cũng được thể hiện qua các áng văn thơ bất hủ. Trong bài này các em sẽ được học các bài thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật đường viết về tình yêu tổ quốc của cha ông để tự hào về truyền thống của dân tộc và hiểu vẻ đẹp của hai thể thơ này. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1: Giới thiệu tri thức đọc hiểu a. Mục tiêu: - Kích hoạt kiến thức về yếu tố thi luật của thể loại thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm luật, vần, nhịp, đối. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện:
3 HĐ CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) (1)- GV giao các câu hỏi chuẩn bị bài trước ở nhà cho các nhóm theo phiếu học tập sau: Nhóm 1 Câu 1. Hãy nêu khái niệm thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường. Nhóm 2 Câu 2. Em hiểu thế nào về bố cục của bài thơ ?Hãy nêu bố cục thường gặp của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường. Nhóm 3 Câu 3. Luật thơ là gì? Hãy chỉ ra luật bằng trắc trong thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường. Nhóm 4 Câu 4. Hãy chỉ ra niêm, vần, nhịp và đối trong thơ luật Đường. (2) GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong trò chơi “Vòng quay may mắn” để củng cố hệ thống tri thức đọc hiểu. Câu 1: Đây là một thể thơ luật Đường,trong bài thơ có tám câu, mỗi câu có bảy chữ. A. Ngũ Ngôn B. Bảy chữ C. Lục bát D. Thất ngôn bát cú Câu 2: Bố cục của một bài thơ thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt thường được chia thành: A. Thực – Đề - Luận -Kết B. Đề – Thực - Luận -Kết C. Hai đáp án trên đều sai. D. Hai đáp án trên đều đúng. Câu 3: Nhận xét nào không đúng luật bằng trắc của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ thất ngôn tứ tuyệt: A. Nhất-tam ngũ bất luận B. Nhị- tứ-lục phân minh. C. Tiếng thứ nhất, tiếng thứ ba, tiếng thứ năm cần sắp xếp theo luật bằng trắc. D.Tiếng thứ hai, tiếng thứ tư, tiếng thứ sáu cần sắp xếp theo luật bằng trắc rõ ràng. Câu 4: Thơ thất ngôn thường ngắt nhịp như thế nào ? A. Tri thức đọc hiểu - Thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường. Thơ thất ngôn bát cú : Mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ. Thơ thất ngôn tứ tuyệt : mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. - Bố cục của một bài thơ thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt thường được chia 4 phần: Đề, Thực, Luận Kết. - Luật bằng trắc của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ thất ngôn tứ tuyệt thường được tóm tắt bằng câu: “ Nhất -tam ngũ bất luận,nhị- tứ - lục phân minh.” -Vần: Cách gieo vần của thơ luật Đường cả bài chỉ hiệp theo một vần, vần được sử dụng là vần bằng. - Nhịp: cách ngắt nhịp của câu thơ thường là 2/2/3 hoặc 4/3 đối với thơ thất ngôn và 2/3 đối với thơ ngũ ngôn. - Đối: cách đặt câu sóng đôi sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau.
4 A. Nhịp 2/4/1 B. Nhịp 2/1/4 C. Nhịp 2/2/3 D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. Câu 5: Em hiểu thế nào là nguyên tắc đối trong thơ luật Đường? A. Cách cách đặt câu sóng đôi sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. B. Cách cách đặt câu sóng đôi sao cho ý và chữ trong hai câu ấy phải đối lập với nhau. C. Cách cách đặt câu gần nhau sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. D. Cách cách đặt câu gần nhau sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Hs trình bày theo nhóm. Nhiệm vụ 2: Hs trả lời cá nhân. - GV theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ HS (Nếu cần) Bước 3: Báo cáo, thảo luận  Đại diện HS trả lời miệng, trình bày kết quả.   Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét câu trả lời (trong quá trình hướng dẫn HS chốt đáp án trong trò chơi, giáo viên cần giải thích cho học sinh về thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật, các yếu tố cần tìm hiểu khi học về thơ thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật) và chốt kiến thức. 2. Hoạt động đọc văn bản: Nam quốc sơn hà 2.1 Chuẩn bị đọc a. Mục tiêu: - Kích hoạt kiến thức nền liên quan đến văn bản, tao sự liên hệ giữa trải nghiệm của bản thân với nội dung của văn bản - Bước đầu dự đoán được nội dung của văn bản b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Em có hiểu biết gì về truyền thống yêu nước của nhân dân ta? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. - GV quan sát Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.