Nội dung text Bài 23. Ôn tập chương 6 + đề kiểm tra - HS.docx
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 6. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 1 1. Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại: - Nguyên tử kim loại thường có từ 1 đến 3 electron lớp ngoài cùng. - Trong tinh thể kim loại, các ion dương chiếm những nút của mạng tinh thể, các electron hóa trị chuyển động tự do trong toàn bộ mạng tinh thể. - Trong tinh thể kim loại, liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do với các ion dương kim loại ở các nút mạng. 2. Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại: - Kim loại là chất rắn (trừ Hg), có tính dẻo (dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi), tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. - Kim loại có tính khử: Tác dụng với phi kim, nước, dung dịch acid, dung dịch muối. 3. Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại: - Trong tự nhiên, hầu hết các kim loại tồn tại ở dạng hợp chất, chỉ một vài kim loại kém hoạt động như vàng, bạc, Platinum,…được tìm thấy dưới dạng đơn chất. - Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử: M n+ + ne M - Những kim loại hoạt động hóa học mạnh được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất của chúng. - Những kim loại hoạt động trung bình, yếu thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện hoặc điện phân dung dịch muối của chúng hoặc thủy luyện. 4. Hợp kim: - Vật liệu kim loại chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim. - Tính chất hóa học của hợp kim tương tự tính chất hóa học của kim loại thành phần - Tính chất vật lí thường khác nhiều so với tính chất của các kim loại thành phần như độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại thành phần và độ dẻo thì kém hơn. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim tùy thuộc vào thành phần và cấu tạo tinh thể của hợp kim. 5. Sự ăn mòn kim loại: - Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các chất trong môi trường. - Hai dạng ăn mòn kim loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa. - Hai phương pháp bảo vệ kim loại là phương pháp điện hóa và phương pháp phủ bề mặt.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 6. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 2 Câu 1. Cho các phát biểu sau: (1) Nguyên tử của các nguyên tố kim loại thường có từ 1 electron đến 3 electron ở lớp electron ngoài cùng. (2) Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại. (3) Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể. (4) Các kim loại đều có bán kính nguyên tử nhỏ hơn bán kính nguyên tử của các phi kim thuộc cùng một chu kì. (5) Liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại. Các phát biểu đúng là A. (1), (2), (3), (5). B. (1), (2), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (5). Câu 2. Kim loại nào sau đây không phản ứng hóa học với dung dịch HCl loãng? A. Đồng. B. Calcium. C. Magnesium. D. Kẽm. Câu 3. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch NaCl. B. Nhúng thanh Al vào dung dịch MgCl 2 . C. Nhúng thanh Ag vào dung dịch FeSO 4 . D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO 3 . Câu 4. Cho các phản ứng sau: Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu Cu + Fe 2 (SO 4 ) 3 → 2FeSO 4 + CuSO 4 Sắp xếp các cặp oxi - hóa khử nào sau đây đúng theo thứ tự tăng dần thấy điện cực chuẩn? A. Fe 2+ /Fe; Cu 2+ /Cu; Fe 3+ /Fe 2+ . B. Fe 3+ /Fe 2+ ; Cu 2+ /Cu; Fe 2+ /Fe. C. Cu 2+ /Cu; Fe 2+ /Fe; Fe 3+ /Fe 2+ . D. Cu 2+ /Cu; Fe 3+ /Fe 2+ ; Fe 2+ /Fe. Câu 5. Nhúng hai thanh kẽm giống nhau vào hai cốc (1) và (2) chứa 5 mL dung dịch HCl 1 M. Nhỏ thêm vào cốc (2) vài giọt dung dịch CuSO 4 1 M. Hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên xãy ra dạng ăn mòn nào? Giải thích. Đáp án: Cốc 1: Xảy ra ăn mòn hoá học do xảy ra phản ứng oxi hoá – khử trực tiếp giữa kim loại với acid. Zn + 2HCl → ZnCl 2 + H 2 Cốc 2: Xảy ra cả ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá. + Ban đầu xảy ra ăn mòn hoá học: Zn + 2HCl → ZnCl 2 + H 2 + Khi nhỏ thêm vài giọt CuSO 4 xảy ra ăn mòn điện hoá do: Zn + CuSO 4 → ZnSO 4 + Cu Xuất hiện 2 điện cực (Zn – Cu) khác nhau về bản chất, tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng nhúng vào dung dịch chất điện li.