Nội dung text Lớp 10. Đề KT chương 3 (Đề số 1).docx
Nguyên tố X và Y có thể tham gia liên kết với nhau. Công thức hợp chất ion tạo thành giữa X và Y là A. X 2 Y. B. X 2 Y 2 . C. X 2 Y 4 . D. XY. Câu 11. Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen? A. H 2 O. B. CH 4 . C. CH 3 OH. D. NH 3 . Câu 12. Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hoá trị không phân cực? A. PH 3 . B. SO 2 . C. Br 2 . D. HBr. Câu 13. Dãy phân tử nào cho dưới đây phân tử nào đều không phân cực? A. N 2 , CO 2 , Cl 2 , H 2 . B. N 2 , Cl 2 , H 2 , HCl. C. N 2 , HI, Cl 2 , CH 4 . D. Cl 2 , SO 2 , N 2 , F 2 . Câu 14. Sơ đồ biểu diễn liên kết trong phân tử hydrogen chloride: Liên kết trong phân tử Hydrogen chloride (HCl) được hình thành A. do sự xen phủ giữa orbital p của nguyên tử H và orbital s của nguyên tử Cl. B. do sự xen phủ giữa orbital s của nguyên tử H và orbital s của nguyên tử Cl. C. do sự xen phủ giữa orbital s của nguyên tử H và orbital p của nguyên tử Cl. D. do sự xen phủ giữa orbital p của nguyên tử H và orbital p của nguyên tử Cl. Câu 15. Hãy cho biết trong các phân tử sau đây, phân tử nào có độ phân cực của liên kết cao nhất: CaO; MgO; AlCl 3 ; BCl 3 . Cho biết độ âm điện: O (3,5); Ca (1,0); Mg (1,2); Cl (3,0) ; Al (1,5) và B (2,8). A. CaO. B. AlCl 3 . C. BCl 3 . D. MgO. Câu 16. Tương tác van der Waals được hình thành do A. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử. B. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các phân tử. C. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa nguyên tử hay phân tử. D. lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực. Câu 17. Liên kết cộng hoá trị thường được hình thành giữa A. các nguyên tử nguyên tố kim loại với nhau. B. các nguyên tử nguyên tố phi kim với nhau. C. các nguyên tử nguyên tố kim loại với các nguyên tố phi kim. D. các nguyên tử khí hiếm với nhau. Câu 18. Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền và phân tử càng khó bị phân hủy. Dựa vào giá trị năng lượng liên kết của các phân tử halogen ở bảng dưới đây: Liên kết F - F Cl - Cl Br - Br I - I Năng lượng liên kết (kJ.mol -1 ) ở 25 0 C và 1bar 159 243 193 151 Hãy chọn phương án đúng khi so sánh độ bền liên kết giữa Cl 2 , Br 2 và I 2 ? A. I 2 > Br 2 > Cl 2 . B. Br 2 > Cl 2 > I 2 . C. Cl 2 > Br 2 > I 2 . D. Cl 2 > I 2 > Br 2 . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết. a. Do có liên kết hydrogen nên các phân tử nước có thể liên kết với nhau tạo thành cụm phân tử. b. Nhiệt độ sôi của C 2 H 5 OH lớn hơn CH 3 OCH 3 do C 2 H 5 OH có liên kết hydrogen liên phân tử. c. Trong dãy các chất: HF, H 2 O, CH 3 OCH 3 , H 2 S có ba chất có khả năng tạo liên kết hydrogen. d. Một phân tử nước có thể tạo được một liên kết hydrogen với một phân tử HF. Câu 2. Cho các hình biểu diễn sự xen phỉ orbital nguyên tử để tạo thành liên kết hóa học sau: a. Chỉ có các AO có hình dạng giống nhau mới xen phủ với nhau để tạo liên kết. b. Khi hình thành liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử, luôn có một liên kết σ. c. Vùng xen phủ của sự xen phủ trục nằm trên đường nối tâm của hai nguyên tử. d. Sự tạo thành liên kết trong các phân tử H 2 và F 2 theo kiểu xen phủ tương ứng với hình (a) và (d). Biết số hiệu nguyên tử của H và F lần lượt là 1 và 9. Câu 3. Nguyên tử X có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3s 1 . Nguyên tử Y có tổng số electron trên phân lớp p là 11. a. X là phi kim, Y là kim loại. b. Liên kết hóa học hình thành giữa nguyên tử X và nguyên tử Y là liên kết ion. c. Hợp chất tạo bởi X và Y là hợp chất ion và có công thức là X 2 Y. d. Khi tham gia hình thành liên kết hóa học, nguyên tử X tạo anion, nguyên tử Y tạo cation. Câu 4. Cho bảng số liệu sau: Chất Nước (H 2 O) Hydrogen sulfide (H 2 S) Nhiệt độ sôi ( o C) ở 1 bar 100,0 –60,7 Cho số hiệu nguyên tử của H, O, S lần lượt là 1, 8, 16. a. Do có khả năng tạo liên kết hydrogen giữa các phân tử nên nước có nhiệt độ sôi cao hơn hydrogen sulfide. b. Số liên kết trong phân tử H 2 O bằng số liên kết trong phân tử H 2 S. c. Liên kết O-H trong phân tử H 2 O kém phân cực hơn liên kết S-H trong phân tử H 2 S. d. Mỗi nguyên tử oxygen và sulfur đều còn hai cặp electron chưa tham gia liên kết. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Khi tham gia hình thành liên kết hoá học, nguyên tử P (Z = 15) có khuynh hướng nhận thêm bao nhiêu electron? Câu 2. Số liên kết sigma () có trong phân tử C 2 H 4 là bao nhiêu? Câu 3. Cho các chất và các trị số nhiệt độ sôi ( o C ) sau: H 2 O, H 2 S, H 2 Se, H 2 Te và –42; –2; 100; –61. Nhiệt độ sôi của H 2 Se là bao nhiêu? Câu 4. Cho số hiệu của nguyên tố N và O lần lượt là 7 và 8. Biết rằng hóa trị của nguyên tố N trong phân tử HNO 2 bằng tổng số liên kết σ và liên kết π mà nguyên tử N tạo thành khi liên kết với các nguyên tử xung quanh. Trong phân tử HNO 3 , nguyên tử N không liên kết với nguyên tử H mà liên kết với 2 nguyên tử O. Từ đó viết được công thức Lewis phù hợp của phân tử HNO 3 với hóa trị của N là n. Giá trị của n là bao nhiêu?
Câu 5. Cho các ion: Li + , Ca 2+ , Al 3+ , F - , O 2- , PO 4 3- . Có bao nhiêu hợp chất ion (tạo nên từ một loại cation và một loại anion) có thể được tạo thành từ các ion đã cho. Biết rằng tổng điện tích của các ion trong hợp chất bằng 0. Câu 6. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: Cl (3,16); O (3,44); K (0,82); S (2,58); H (2,2); Br (2,96); Mg (1,31). Trong các phân tử sau Cl 2 , O 2 , K 2 O, K 2 S, HBr, MgCl 2 có bao nhiêu chất có chứa liên kết cộng hóa trị? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.