Nội dung text b21_sukhacnhau_hoa9_kntt.docx
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 21. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được ứng dụng của một số đơn chất phi kim thiết thực trong cuộc sống (than, lưu huỳnh, khí chlorine,…). - Chỉ ra được sự khác nhau cơ bản về một số tính chất giữa phi kim và kim loại: khả năng dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng; khả năng tạo ion dương, ion âm; phản ứng với oxygen tạo oxide acid, oxide base. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. Năng lực đặc thù: - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm. Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu. - Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:
Nêu được ứng dụng của một số đơn chất phi kim thiết thực trong cuộc sống (than, lưu huỳnh, khí chlorine,…). Chỉ ra được sự khác nhau cơ bản về một số tính chất giữa phi kim và kim loại: khả năng dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng; khả năng tạo ion dương, ion âm; phản ứng với oxygen tạo oxide acid, oxide base. 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, các hình ảnh về ứng dụng của phi kim và kim loại. - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự khác biệt trong tính chất của phi kim với kim loại. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau:
Kim cương (một dạng thù hình của carbon) Chlorine Lưu huỳnh - GV nêu câu hỏi: Tính chất của những chất trên có gì khác so với kim loại? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: + Các chất trên đều là phi kim; chúng không có tính ánh kim, không dẫn điện, không dẫn nhiệt, không có tính dẻo. - Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình. - GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chưa chốt đúng sai, dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của bạn là đúng hay sai cũng như tìm hiểu thêm về ứng dụng của một số phi kim quan trọng, sự khác nhau về tính chất vật lí, tính chất hóa học giữa phi kim và kim loại… chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay Bài 21 – Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Ứng dụng của một số phi kim quan trọng a. Mục tiêu: HS nêu được dạng tồn tại của một số phi kim và vai trò của chúng trong cuộc sống.
b. Nội dung: HS quan sát hình, đọc các thông tin trong SGK trang 100-101 và thực hiện yêu cầu ở mục hoạt động. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số ứng dụng của carbon, lưu huỳnh, chlorine trong cuộc sống. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Carbon Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình sau. - GV yêu cầu HS dựa vào hình kết hợp đọc thông tin trong SGK: Hãy cho biết các dạng tồn tại của carbon. - GV cung cấp cho HS thông tin về tính hấp phụ. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Hãy nêu các ứng dụng của carbon. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. I. Ứng dụng của một số phi kim quan trọng 1. Carbon - Trong tự nhiên, đơn chất carbon tồn tại ở các dạng chính: kim cương, than chì, carbon vô định hình. - Than gỗ, than xương,… có tính hấp phụ. - Tính hấp phụ: khả năng giữ trên bề mặt của nó các phân tử chất khí, chất tan trong dung dịch. - Ứng dụng: Than hoạt tính: dùng trong mặt nạ phòng độc, chất khử màu, khử mùi. Than cốc: làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp luyện kim,…