Nội dung text A 262.2_TONG HOP GIAO HUAN CONG DONG VATICAN II.pdf
NGÀY KHAI MẠC VÀ BẾ MẠC CÔNG ĐỒNG VATICAN II NHỮNG CỘT MỐC LỊCH SỬ Tác giả CHRISTINE PEDOTTI Hướng Phương chuyển ngữ Trích từ cuốn La Bataille du Vatican, 1959-1965, của tác giả Christine Pedotti, Nhà xuất bản PLON, năm 2012. Lời Tòa soạn : Cách đây 50 năm, ngày 11-10-1962, Công đồng Vatican II đã khai mạc tại Rôma. 50 năm sau, Công đồng này vẫn còn là một niềm cảm hứng nhưng đồng thời cũng là một nỗi ám ảnh cho cả những ai muốn hay sợ việc Giáo hội phải mở ra với thế giới hôm nay như Vatican II chủ trương; cũng như nội dung của Công đồng vẫn còn là một kho tàng cần được tiếp tục đào sâu, khai thác. Kỷ niệm nửa thế kỷ ngày khai mạc cuộc “cách mạng” trong Giáo hội Công giáo này, một cuốn sách dày 575 trang mang tựa đề : “Trận chiến Vatican – 1959-1965. Hậu trường của Công đồng đã thay đổi Giáo hội” (La bataille du Vatican – 1959-1965. Les coulisses du Concile qui a changé l’Église), của tác giả Christine Pedotti đã được Nhà xuất bản Plon (Pháp) xuất bản vào tháng 1 năm 2012. Tác giả đã dành ra hai năm để nghiên cứu lại tất cả các tài liệu liên quan đến Công đồng cũng như liên quan đến các Nghị phụ Công đồng từ 1959 là năm Đức Gioan XXIII tuyên bố triệu tập Công đồng Vatican II, cho đến năm 1962 là năm Đức Phaolô VI bế mạc Công đồng. Và “Để viết cuốn sách này, để nắm bắt được tính người của các vị giáo hoàng, các vị hồng y, các giám mục, các nhà thần học này, để hiểu được các ngài, tôi đã lượm lặt trong nguồn tư liệu có được tất cả những dấu vết về những cảm xúc, những trạng thái tâm hồn, những nghi ngại, những phấn khởi của các ngài. Trong mức độ có thể, khi các nguồn tài liệu là gián tiếp, tôi phải đối chiếu lại. Khi nguồn tài liệu là trực tiếp, như là các nhật ký riêng, các ghi chép cá nhân..., thì tôi đơn giản dõi theo dòng tư tưởng, luồng lý luận, đôi khi là lời cầu nguyện của các ngài. Tôi đã không “sáng tác” ra cái gì cả. Tôi chỉ tiến hành một cách chậm rãi việc tái hiện lại các sự kiện bằng cách đắm mình vào trong các tài liệu và, từng chút một, mọi việc và mọi người đã hiện lên một cách sống động.” (trích “Dẫn nhập” của tác giả, trang 13). 11-10-1962 : VATICAN II ĐÃ KHAI MẠC, MỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ
[...] Linh mục Henri de Lubac – Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma – Ngày 11-10-1962 Vào buổi sáng ngày 11-10 này, Kinh thành Ánh sáng Rôma thức dậy xám xịt dưới cơn mưa phùn. Lúc 7 giờ 15, cha Lubac cùng với cha Daniélou đi qua Cánh cửa Đồng. Trên quãng đường đi bộ này (hai người ở cách đó không xa), cha Daniélou nhắc cho cha Lubac nhớ là Công đồng Vatican I đã kết thúc dưới một cơn bão lớn. Những ai đã nghĩ rằng việc tuyên bố quyền vô ngộ của Đức Giáo hoàng không phải là một việc hợp thời có thể coi cơn bão đó như một dấu chỉ khá ảm đạm cho tương lai của Giáo hội. Và nếu cứ tiếp tục căn cứ vào màu sắc của thời tiết mà xem xét, thì Công đồng Vatican II đã báo trước cho thấy cũng sẽ tẻ nhạt và vô vị như là những văn bản đã được chuẩn bị sẵn. Nhưng cha Lubac không phải là người đánh giá một sự kiện qua những dấu chỉ thời tiết, đàng khác chẳng có gì phải nghi ngờ là thời tiết sẽ nhanh chóng tốt lên. Đó là một tin vui cho hàng ngàn giám mục đang sắp đi thành đoàn rước tiến về Đền thờ Thánh Phêrô, với phẩm phục phụng vụ đại trào và đầu đội mũ chóp. Từ sáng sớm, cha Henri de Lubac có quyền vào trong Đền thờ nhờ chức vụ chính thức của ngài là chuyên viên thần học (peritus : tiếng latinh; peritus, số ít, periti, số nhiều; dùng để chỉ các chuyên viên thần học hoặc do Đức giáo hoàng chỉ định – periti conciliaires -, hoặc do các giám mục đưa đi theo – periti privés – chú thích của tác giả). Sau khi đã là cố vấn trong ủy ban chuẩn bị về thần học, tuy không mấy khi được tham khảo, lúc này ngài là một trong số 240 thần học gia do Đức Giáo hoàng bổ nhiệm để phục vụ cho các Nghị phụ Công đồng. Ngài muốn tin rằng thực tế của cuộc họp công đồng giúp cho các giám mục nắm trong tay các vấn đề và giải quyết các vấn đề đó để làm cho Giáo hội thực sự loan báo mầu nhiệm đức tin. Kinh nghiệm mà ngài vừa trải qua, trong đó nếu không phải là tham gia thì ít ra ngài cũng đã có dự phần vào tiến trình chuẩn bị, đã làm ngài xác tín về tính chất hoàn toàn cứng nhắc của nền thần học như người ta quan niệm về nó ở Rôma. Nền thần học này về thực chất chỉ là một thứ “bệnh nói suông”. Mối quan tâm chính của các nhà thần học Rôma tập trung vào việc cai quản Giáo hội. Hệ thống của họ là một sự tự biện minh của bậc làm thầy. Họ bảo vệ cơ cấu phẩm trật của Giáo hội để bảo vệ cái quyền hành của họ có được nhân danh quyền tối thượng hoàn toàn và tuyệt đối của người kế vị Thánh Phêrô, dựa trên câu “Tu es Petrus” được viết trang trí trên vòm Đền thờ (Tu es Petrus : Con là Đá, là câu Chúa Giêsu nói với Tông đồ Phêrô : “Con là Đá và trên đá này Ta sẽ xây Giáo hội của Ta” là cơ sở của quyền hành của Đức Giáo hoàng, người kế vị Thánh Phêrô - chú thích của tác giả). Ngoài mối liên hệ này với Kinh Thánh – chỉ vỏn vẹn ba chữ -, thì nền thần học của họ chỉ có tính chất tự biện [...]. Nền thần học của họ được treo lơ lửng trong không trung. Nếu có ai gợi ý với họ là phải đứng trên mặt đất thì họ trả lời là những việc của thế gian thì thuộc về lãnh vực “mục vụ”. Vì thế nếu muốn công đồng này phục vụ được cho chuyện gì, thì phải hy vọng là các giám mục đưa các lược đồ làm việc về lại trên mặt đất. Và vì Đức Thánh Cha đã tin tưởng linh mục Henri de Lubac khi chỉ định ngài làm chuyên viên công đồng, thì tùy vào khả năng có thể của mình, ngài sẽ hết lòng phục vụ các giám mục. Hơn nữa, luật lệ cũng nói rõ : “Các chuyên viên thần học của công
đồng được hiện diện trong những trong những phiên họp khoáng đại và chỉ được phát biểu khi được hỏi. Theo chỉ định của các Chủ tịch các Ban, và tùy theo nội dung được thảo luận, các chuyên viên thần học của công đồng có nhiệm vụ phục vụ hết khả năng cho bất cứ Ban nào, bằng cách làm việc với thành viên các Ban về các lược đồ đang được xem xét và về các báo cáo đang được soạn thảo.” Thực tế, có nhiều giám mục đến dự công đồng với một chuyên viên thần học “riêng”, nhưng quy chế “chuyên viên thần học của công đồng” buộc các nhà thần học phải phục vụ toàn thể đại hội đồng. Và với danh hiệu này, họ được tham dự toàn bộ các phiên họp khoáng đại của công đồng. - Chỗ của cha ở đây. – Vị tu sĩ trẻ mặc áo choàng đỏ vừa mới dẫn các chuyên viên thần học đến chân cầu thang các đài có những chỗ ngồi dành riêng, hướng dẫn. Như thế đây là đài quan sát của các chuyên viên. Được xếp phía trên, chỗ của các chuyên viên nhô cao trên các dãy ghế của các Nghị phụ công đồng. Lúc này các hàng ghế còn trống. Đền thờ Thánh Phêrô của Rôma có một hình dạng vĩ đại, lại vừa có nét rất vua chúa và đậm kiểu kiến trúc ba-rốc, tóm lại, rất là Rôma. Lúc 8 giờ 30, những chiếc mũ gàu đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Các giám mục mặc phẩm phục toàn màu vàng và trắng, nổi bật trên nền đỏ của những tấm màn, tạo nên một cảm giác hoàn hảo và... vô tận. Các ca đoàn của Điện Sixtine bắt đầu đồng loạt cất tiếng hát. Cùng lúc là Credo, Benedictus, Adoro Te, Salve Regina..., trong một sự hỗn độn. Việc hát lúc này chỉ có tính chất trang trí, như các tấm thảm nhung, các cờ phướn. Tất cả đó chẳng có vẻ gì là cổ vũ bầu khí cầu nguyện, ít nhất là cầu nguyện chung. Người ta đang chờ đợi đoàn các hồng y và Đức Giáo hoàng... Hồng y Léon- Joseph Suenens – Phòng Áo lễ, Đền thờ Thánh Phêrô – Ngày 11-10-1962 Vào buổi sáng ngày 11-10 ấy, hồng y đoàn có mặt đầy đủ hoàn toàn, 80 vị mặc phẩm phục đỏ, chen chúc nhau trong Phòng Áo lễ, một căn phòng mà bình thường thì chỉ chứa được tối đa vài ba chục người. Bằng chứng là trong phòng chỉ có 30 cái ghế. Các vị lịch sự nhường nhau. Đức Hồng y Siri, Giáo phận Gênes, nhường chỗ cho Đức Hồng y Lercaro, Giáo phận Bologne, lớn hơn mình 15 tuổi. Nhân viên phụ trách căn phòng chạy quanh tìm thêm ghế. Tất cả đó diễn ra trong tiếng xột xoạt của vải lụa lấp lánh vân của những bộ áo lễ đỏ thắm. Các “hoàng tử của Giáo hội” này, như báo chí thường gọi, đang chuẩn bị bước vào Đền thờ Thánh Phêrô và bao quanh Đức Giáo hoàng trong nghi lễ khai mạc trọng thể Công đồng Vatican II. Đức Léon-Joseph Suenens, Tổng giám mục Giáo phận Bruxelles-Malines, là một trong “mười người sau rốt” trong số các hồng y, bởi vì ngài chỉ mới được phong chức này từ ba tháng nay. Tuy vậy Rôma không phải là xa lạ đối với ngài. Hai năm gần đây, ngài đã làm việc tại Ủy ban