Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 7 - File word có lời giải.docx
3 A. Tỉ lệ giới tính của quần thể này là 1 : 1. B. Quần thể có tháp tuổi ở dạng ổn định. C. Nên tăng cường khai thác nhóm tuổi trước sinh sản. D. Quần thể này có kiểu phân bố ngẫu nhiên. Câu 11: Tảo đỏ nở hoa làm cho tôm, cua, cá chết. Đây là ví dụ về mối quan hệ sinh thái nào? A. Cộng sinh. B. Ức chế - cảm nhiễm. C. Sinh vật này ăn sinh vật khác. D. Cạnh tranh. Câu 12: Khi nói về thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Vi sinh vật có thể là sinh vật sản xuất. B. Tất cả các loài động vật ăn thịt thuộc cùng một bậc dinh dưỡng. C. Tất cả vi sinh vật được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 luôn có sinh khối lớn hơn sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 13: Để tạo giống lúa vàng (golden rice) giàu Beta-caroten góp phần cải thiện tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ em, người ta cần chuyển gene X từ một loài thực vật vào cây lúa. Quy trình này sử dụng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens làm tế bào nhận trung gian để chuyển gene. Một trong những công đoạn rất quan trọng của quy trình này được biểu diễn trong hình dưới đây: Phát biểu nào sau đây đúng về các bước trong giai đoạn trên? A. Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận A. tumefaciens (bước d) bằng phương pháp tải nạp. B. Sử dụng cùng một loại enzyme restriction exonucleasa để cắt gen X và mở vòng phân tử 1 (bước a, b). C. Enzyme ligase hình thành liên kết hydrogen giữa các đầu đính tạo DNA tái tổ hợp (bước c). D. Vi khuẩn mang DNA tái tổ hợp được lây nhiễm và chuyển gene vào tế bào cây lúa. Câu 14: Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (Thal) do gene đột biến lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể thường gây nên. Người bị bệnh biểu hiện bệnh ở dạng hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu ở nhiều mức độ. Theo thống kê được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ y tế năm 2019, bệnh Thal gặp ở tất cả các dân tộc khắp cả nước, tuy nhiên thường gặp ở các dân tộc thiểu số vùng cao, vùng xa, ít gặp ở người dân tộc Kinh. Cụ thể, tỉ lệ mắc bệnh: Nhóm 1: Người ở các dân tộc thiểu số vùng cao, vùng xa là từ 20% - 40% và có sự thay thổi qua các thế hệ. Nhóm 2: Người dân tộc Kinh là 9% và duy trì ổn định qua các thế hệ. Với giả thiết là cấu trúc di truyền ban đầu của các dân tộc đều giống nhau, và ở dân tộc Kinh thì việc kết hôn hoàn toàn ngẫu nhiên. A. Cấu trúc di truyền của quần thể cộng đồng người các dân tộc đang ở trạng thái cân bằng. B. Trong quần thể cộng đồng người dân tộc Kinh có tỉ lệ người không mang gene bệnh là 91%.
4 C. Các dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở vùng núi cao, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn nên tần số đột biến ở gene này cao hơn so với ở dân tộc Kinh. D. Một trong các biện pháp giúp giảm tỉ lệ người mắc bệnh ở nhóm 1 là tăng cường tuyên truyền cho người dân về nguy cơ của kết hôn cận huyết. Câu 15: Dưới đây là sơ đồ quy luật di truyền ngoài nhân. Dựa vào thông tin trên sơ đồ hãy cho biết kết luận nào sau đây là đúng? A. Màu sắc lá cây con chỉ phụ thuộc vào cây mẹ mà không phụ thuộc vào cây bố. B. Cây có lá bị đốm trắng là do gene mã hóa diệp lục nằm trong nhân bị đột biến mất chức năng. C. Các cây con cành lá trắng chỉ được sinh ra từ cây mẹ có cành lá trắng. D. Màu sắc lá của cây hoa phấn là do gene nằm trong ti thể quy định. Câu 16: Sơ đồ sau minh họa cho cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Đây là dạng đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 nhiễm sắc thể. B. Đột biến này có thể làm tăng hoặc giảm sự biểu hiện của gene. C. Ở người, dạng đột biến này xảy ra ở nhiễm sắc thể số 1 thường gây vô sinh. D. Hội chứng bệnh Parkinson ở người có thể liên quan đến dạng đột biến này. Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m 2 ) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau: Quần thể I Quần thể II Quần thể III Quần thể IV Diện tích khu phân bố 3558 2486 1935 1954 Kích thước quần thể 4270 3730 3870 4885 Câu 17: Hiện tượng phiêu bạt di truyền sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng mạnh nhất đến quần thể nào? A. Quần thể IV. B. Quần thể III. C. Quần thể II. D. Quần thể I. Câu 18: Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là cao nhất? A. Quần thể IV. B. Quần thể III. C. Quần thể II. D. Quần thể I.