PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text (KNTT)- Bài 13. Khối lượng riêng.pdf



C.Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng. Câu 3: Gọi d và D lần lượt là trọng lượng riêng và khối lượng riêng. Mối liên hệ giữa d và D là: A.D = 10d B. d = 10D C. D + d = 10 D. 10 D d = Câu 4: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì? A. Chỉ cần dùng một cái cân B. Chỉ cần dùng một lực kế C. Chỉ cần dùng một bình chia độ D. Cần dùng một cái cân và bình chia độ Câu 5: Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2 cm, 3 cm, 5 cm và có khối lượng 210 g. Hãy tính khối lượng riêng của gang. ................................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................................... .Câu 6: Đề xuất các phương án xác định khối lượng riêng của một chiếc chìa khóa ................................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................................... . III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK. - Dạy học theo nhóm cặp đôi. - Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan. - Kĩ thuật dạy học tìm tòi có hướng dẫn. - Kĩ thuật động não. B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để khơi gợi được sự tò mò của HS tìm hiểu về khối lượng riêng của vật. b) Nội dung: - GV đặt câu hỏi: So sánh khối lượng nước chứa trong 20 L và trong một chai 0,5 L. Nhận xét về cách so sánh khối lượng cùng vật liệu - GV đặt câu hỏi: Trong đời sống, ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Khi ta nói sắt nặng hơn nhôm có nghĩa là gì? Có phải 1 kg sắt nặng hơn 1 kg nhôm không? c) Sản phẩm: HS đưa ra các giải đáp theo ý kiến cá nhân như: - Cùng vật liệu, thể tích càng lớn khối lượng càng lớn và ngược lại
- Dự đoán câu trả lời của học sinh: Nói như thế đúng, người ta đang nói về khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Quan sát mẫu, hình ảnh có trên màn hình máy chiếu và trả lời câu hỏi: ? So sánh khối lượng nước chứa trong 20L và trong một chai 0,5L. Nhận xét về cách so sánh khối lượng cùng vật liệu ? Trong đời sống, ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Khi ta nói sắt nặng hơn nhôm có nghĩa là gì? Có phải 1 kg sắt nặng hơn 1 kg nhôm không? Học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra. Giao nhiệm vụ: HS thảo luận cặp đôi hoàn thành câu hỏi GV đưa ra. Nhận nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Thực hiện nhiệm vụ Chốt lại và đặt vấn đề vào bài 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Thực hành thí nghiệm a) Mục tiêu: HS thu được kết quả và so sánh tỉ số giữa khối lượng và thể tích của một vật liệu và của một vài vật liệu khác. b) Nội dung: - GV phát phiếu học tập số 1 và số 2 cho học sinh yêu cầu HS làm thí nghiệm 1 và 2 sau đó hoàn thành các phiếu học tập. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập: + Thí nghiệm 1: Đo khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt có thể tích lần lượt là V1 = V, V2 = 2V, V3 = 3V. Ghi số liệu, tính tỉ số m V và hoàn thành phiếu học tập số 1. + Thí nghiệm 2: Đo khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt, nhôm, đồng có cùng thể tích lần lượt là V1 = V2 = V3 = V. Ghi số liệu, tính tỉ số m V và hoàn thành phiếu học tập số 2. c) Sản phẩm: Kết quả thực nghiệm phiếu học tập số 1,2 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn. - GV chia lớp làm 4 nhóm - GV phát phiếu học tập số 1 và số 2 cho học sinh yêu cầu HS làm thí nghiệm 1 và 2 sau đó hoàn thành các phiếu học tập. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS nhận nhiệm vụ, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.