PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text KHTN 7- LÝ THUYẾT - KNTTVCS.docx




4 - Hạt nhân gồm 2 loại hạt là proton(p) mang điện tích dương và neutron( n) không mang điện. Vd: Hạt nhân nguyên tử Helius gồm 2p và 2n - Mỗi hạt proton mang 1 đơn vị điện tích dương, kí hiệu +1. Tổng số điện tích( kí hiệu Z) bằng tổng số hạt proton. 2. Vỏ nguyên tử - Vỏ nguyên tử được tạo nên bởi các electron (e) . Mỗi e mang 1 đơn vị điện tích âm, kí hiệu - 1. - Các e sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài cho đến hết. Lớp thứ 1( trong cùng gần hạt nhân nhất) có tối đa 2e, lớp thứ hai có tối đa 8e. - Các e lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của chất. IV. KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ - Khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân = Tổng số p + tổng số n ( amu) - Một electron có khối lượng xấp xỉ bằng 0,00055 amu. ------------------------------------------------------------------------------------------- BÀI 3 : NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC - Đến nay, người ta đã tìm ra 118 nguyên tố hóa học. - Mỗi nguyên tố hóa học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định. - Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học. - Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử. Mỗi nguyên tố hóa học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử. Ví dụ: + Một mẩu chì nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử chì, mỗi nguyên tử chì có 82 proton trong hạt nhân. Số hiệu nguyên tử của chì là 82. + Một mẩu vàng nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử vàng, mỗi nguyên tử vàng có 79 proton trong hạt nhân. Số hiệu nguyên tử của vàng là 79 - Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau. Ví dụ: Oxygen trong tự nhiên chứa các nguyên tử oxygen cùng có 8 proton trong hạt nhân nhưng có số neutron khác nhau (8 neutron, 9 neutron hoặc 10 neutron). II. TÊN GỌI VÀ KÍ HIỆU CỦA NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1. Tên gọi của nguyên tố hóa học - Một số nguyên tố hóa học đã được biết đến từ thời cổ xưa như vàng (gold), bạc (silver), sắt (iron), thủy ngân (mercury), thiếc (tin), đồng (copper), chì (lead). Trong khi đó lại có nhiều nguyên tố mới được tìm thấy gần đây như rutherfordium, bohrium, ... Tên gọi của các nguyên tố được đặt theo các cách khác nhau. Ví dụ: + Trong thời kỳ La Mã, đồng chủ yếu được khai thác ở Síp, vì thế tên gọi ban đầu của kim loại này là сyprium (kim loại Síp), sau đó được gọi tắt là сuprum. + Sắt bắt nguồn từ tên gọi cổ xưa là ferrum. + Nhôm tiếng Latin là “alumen”, “aluminis” nghĩa là sinh ra phèn. - Ngày nay, tên gọi của các nguyên tố được quy định dùng thống nhất trên thế giới theo IUPAC (Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng). 2. Kí hiệu của nguyên tố hóa học

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.