Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 30 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỀ 30 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết: = 3,14; T (K) = t ( 0 C) + 273; R = 8,31 J/(mol.K); N A = 6,02.10 23 hạt/mol. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Chọn phát biểu đúng? Trường điện từ xuất hiện xung quanh A. một vật tích điện đang đứng yên. B. một dây dẫn dài vô hạn tích điện đều. C. một ống dây điện mang dòng điện không đổi. D. một bugi đang có tia lửa điện. Câu 2. Một vật dao động điều hoà. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Li độ dao động sớm pha so với vận tốc. B. Li độ dao động ngược pha so với gia tốc. C. Gia tốc dao động trễ pha so với vận tốc. D. Gia tốc dao động ngược pha so với vận tốc. Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng về các tính chất của sóng điện từ? A. Khi một từ trường biến thiên sẽ sinh ra một điện trường xoáy. B. Sóng điện từ truyền được trong các môi trường kể cả môi trường chân không. C. Tương tự sóng cơ học, sóng điện từ truyền nhanh nhất trong môi trường rắn. D. Thành phần từ trường và điện trường luôn biến thiên cùng pha dao động. Câu 4. Một khối khí lí tưởng xác định thực hiện một quá trình biến đổi đẳng tích. Biết áp suất ban đầu của khối khí là p 0 , nhiệt độ ban đầu của khối khí là 27 o C. Khi áp suất khối khí tăng đến 2p 0 thì nhiệt độ khối khí là A. 327 o C. B. 54 o C. C. 13,5 o C. D. 123 o C. Câu 5. Khi nói về khí lý tưởng, phát biểu nào sau đây sai ? A. Các phân tử khí lí tưởng va chạm đàn hồi vào thành bình chứa gây nên áp suất. B. Các phân tử khí lí tưởng chỉ tương tác với nhau khi va chạm. C. Kích thước tổng cộng của các phân tử khí lí tưởng có thể bỏ qua so với thể tích khối khí. D. Có thể bỏ qua khối lượng của các phần tử khí lí tưởng khi xét nhiệt độ của khối khí. Câu 6. Cho các phản ứng hạt nhân sau: (1) (2) (3) (4) Phản ứng tổng hợp hạt nhân là A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (2) và (4). Câu 7. Trong xi lanh động cơ có 2 lít hỗn hợp khí áp suất 1 atm và nhiệt độ 27 o C. Pittông nén xuống làm thể tích hỗn hợp giảm bớt 1,5 lít và áp suất tăng lên thêm 8 atm. Nhiệt độ hỗn hợp khí nén bằng A. 230 K. B. 1000 K. C. 675 K. D. 570 K. Câu 8. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 0,5 kg nước ở 68 o F để đun nóng tới 122 o F là A. 62,7 kJ. B. 112,86 kJ. C. 254,98 kJ. D. 142,12 kJ. Câu 9. Cơ chế của sự dẫn nhiệt của chất khí lí tưởng là A. sự truyền nhiệt độ từ vật này sang vật khác. B. sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
a) Dòng điện xuất hiện trong khung dây OPQ là dòng điện cảm ứng. b) Khi P chuyển động từ Q về A thì dòng điện cảm ứng có chiều cùng chiều kim đồng hồ. c) Giá trị của hằng số là 18 (rad/s 2 ). d) Dòng điện có giá trị cực đại là 3,81 (A). Câu 4. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận dự tính có công suất điện 4000 MW sử dụng nhiên liệu 235 U (25%). Mỗi phân hạch tạo ra năng lượng là 200 MeV. Biết hiệu suất nhà máy điện hạt nhân là 35%. a) Các phân hạch là phản ứng hạt nhân toả năng lượng. b) Công suất của lò phản ứng xấp xỉ 11429 MW. c) Giả sử lò hoạt động ổn định với hệ số neutron là k = 1. Số neutron mỗi giây để duy trì hoạt động của lò phản ứng vào khoảng 3,57.10 25 hạt. d) Khối lượng nhiên liệu để lò hoạt động liên tục trong 10 năm là 17,8 tấn. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Một sóng điện từ có bước sóng 0,6 m truyền trong chân không. Tần số của sóng bằng a.10 9 Hz. Giá trị của a bằng bao nhiêu? Câu 2. Một hệ gồm một khối khí xác định nằm trong xi-lanh và piston kín chuyển động bên trong xi-lanh. Lực ma sát giữa piston và xi-lanh 9N. Khối khí nhận nhiệt lượng 0,45 J và nội năng của nó không thay đổi. Piston đã di chuyển đều bên trong xi-lanh một khoảng bằng bao nhiêu cm? Câu 3. Một khối khí lí tưởng có nhiệt độ 27 o C. Động năng trung bình của chuyển động nhiệt của các phân tử khí là bao nhiêu eV? (Làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) Câu 4. Một bình kín chứa đầy không khí ở điều kiện tiêu chuẩn, được đậy bằng một vật có khối lượng 2 kg. Tiết diện miệng bình là 10 cm 2 . Tìm nhiệt độ lớn nhất (theo đơn vị o C) của không khí trong bình để không khí không đẩy nắp lên và thoát không khí ra ngoài. Biết áp suất khí quyển là p 0 = 101300 N/m 2 . Bỏ qua sự thay đổi thể thích của bình chứa. Lấy g = 10 m/s 2 . (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị) Câu 5. Trong không khí, hàm lượng khí CO 2 chiếm khoảng 0,03%. Biết rằng tỉ lệ đồng vị 14 C và 12 C là như nhau. Hạt nhân 14 C phân rã beta với chu kỳ bán rã 5730 năm. Biết rằng ở điều kiện tiêu chuẩn mỗi lần phổi con người hít vào 0,5 lít không khí và thở ra sau khoảng thời gian 3,5 s. Số phân rã của hạt nhân 14 C trong mỗi lần con người ta hít thở tính theo đơn vị 10 6 là bao nhiêu? (Làm tròn đến số thập phân thứ nhất) Câu 6. Coi hạt nhân có dạng hình cầu. Tính mật độ điện tích của hạt nhân heo đơn vị đơn vị 10 24 (C/m 3 ) bằng bao nhiêu ? (Làm tròn tới số thập phân thứ hai)