Nội dung text Bài 5. Saccharose và maltose - HS.docx
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE 1 SGK Hóa 12: KNTT + CTST + CD Saccharose có công thức phân tử C 12 H 22 O 11 , cấu tạo từ một đơn vị -glucose và một đơn vị -fructose qua liên kết -1,2-glycoside. Maltose có công thức phân tử C 12 H 22 O 11 cấu tạo từ hai đơn vị glucose qua liên kết -1,4-glycoside. Ví dụ 1. Carbohydrate nào sau đây thuộc loại disaccharide? A. Saccharose. B. Glucose. C. Tinh bột. D. Fructose. Ví dụ 2. Cho hai disaccharide có công thức cấu tạo dưới đây: Hình (1) Hình (2) a. Công thức phân tử của disaccharide trong hình (1) và (2) đều là C 12 H 20 O 11 . b. Hình (1) mô tả phân tử saccharose được cấu tạo từ một đơn vị -glucose và và một đơn vị -fructose qua liên kết -1,2-glycoside. c. Hình (2) mô tả phân tử maltose được cấu tạo từ một đơn vị -glucose và và một đơn vị -fructose qua liên kết -1,4-glycoside. d. Hình (1) và hình (2) đều có nhóm -OH hemiacetal hoặc nhóm -OH hemiketal. Trả lời đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c) d) Ví dụ 3. Tại sao saccharose chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng, trong khi maltose tồn tại đồng thời ở dạng mở vòng và mạch vòng?
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE 2 SGK Hóa 12: KNTT + CTST + CD 1) Tính chất polyalcohol: Phân tử saccharose có nhiều nhóm hydroxy kề nhau nên dung dịch chất này có thể hòa tan Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có màu xanh lam. 2C 12 H 22 O 11 + Cu(OH) 2 (C 12 H 21 O 11 ) 2 Cu + 2H 2 O 2) Tính chất disaccharide: Saccharose bị thuỷ phân trong môi trường acid hoặc dưới tác dụng của enzyme tạo thành glucose và fructose. C 12 H 22 O 11 + H 2 O +enzymehoaëcH C 6 H 12 O 6 (Glucose) + C 6 H 12 O 6 (Fructose) * Một số tính chất của maltose: Tính chất của polyalcohol giống saccharose: tác dụng với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có màu xanh lam. Tính khử tương tự glucose (thuốc thử Tollens, Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm đun nóng, dung dịch Br 2 ). Bị thủy phân khi có mặt acid xúc tác hoặc enzyme tạo thành hai phân tử glucose. Ví dụ 1. Từ đặc điểm cấu tạo phân tử saccharose, dự đoán tính chất hóa học có thể có của saccharose. Ví dụ 2. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho khoảng 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Sau đó, thêm khoảng 0,5 mL dung dịch CuSO 4 5% vào, lắc nhẹ. Bước 2: Cho khoảng 3 mL dung dịch saccharose 5% vào ống nghiệm, lắc đều. a. Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam. b. Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 2 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng ở bước 3 vẫn tương tự. c. Thí nghiệm trên chứng minh saccarozơ có tính khử. d. Ở bước 3, nếu thay saccarose bằng glucose thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự. Trả lời đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c) d) Ví dụ 3. Thủy phân chất X, thu được hai monosaccharide Y và Z. Biết Y có trong máu người trưởng thành khỏe mạnh vào lúc đói với nồng độ khoảng 4,4 – 7,2 mmol/L. a. Các chất X, Y, Z đều có tính chất của polyalcohol. b. Dung dịch chất X không có phản ứng tráng bạc. c. Phân tử khối của Y là 342. d. Dung dịch chất Z làm mất màu nước bromine. Trả lời đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c) d) Ví dụ 4. a) Dung dịch saccharose không phản ứng với thuốc thử Tollens nhưng khi đun nóng với dung dịch acid loãng thì tạo thành dung dịch phản ứng với thuốc thử Tollens. Giải thích. b) Giải thích vì sao đun nước đường (saccharose) có thêm một ít nước chanh thì dung dịch thu được ngọt hơn? Ví dụ 5. Một cacbohidrat (Z) có thể tham gia các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau: (Z) 2Cu(OH)/NaOH dung dịch xanh lam ot kết tủa đỏ gạch Hợp chất (Z) không thể là A. saccharose. B. glucose. C. maltose. D. Fructose. Ví dụ 6. Trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học: saccarose, glucose, glycerol. Saccharose Maltose
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE 4 SGK Hóa 12: KNTT + CTST + CD Dạng 1: Phản ứng thủy phân disaccharide Saccharose bị thuỷ phân trong môi trường acid hoặc enzyme tạo thành glucose và fructose. C 12 H 22 O 11 + H 2 O +enzymehoaëcH C 6 H 12 O 6 + C 6 H 12 O 6 (1) Lấy sản phẩm thu được từ phản ứng (1) đem thực hiện phản ứng tráng bạc và phản ứng lên men. Ví dụ 1. Thủy phân 100 gam saccharose thu được 104,5 gam hỗn hợp gồm glucose, fructose và saccharose còn dư. Hiệu suất phản ứng thủy phân saccharose là x%. Giá trị của x là bao nhiêu? Ví dụ 2. Thủy phân 1,71 gam saccharose với hiệu suất 75%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là bao nhiêu? Ví dụ 3. Trong công nghiệp chế biến đường từ mía, nho, củ cải đường sẽ tạo ra sản phẩm phụ, gọi là rỉ đường hay rỉ mật, sử dụng rỉ đường (chứa 90% saccharose) để lên men tạo ra ethanol trong điều kiện thích hợp với hiệu suất cả quá trình là 90%. Biết rằng ở điều kiện thích hợp cả glucose và fructose đều có khả năng lên men tạo thành etanol. Khối lượng của ethanol (kg) thu được từ 1 tấn rỉ đường mía là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). CÁC DẠNG TOÁN TRỌNG TÂM VỀ DISACCHARIDE