Nội dung text 41. THPT Tân Kỳ - Nghệ An (Lần 1) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx
Trang 2/4 – Mã đề 036 C. glucose và saccharose. D. saccharose và sobitol. Câu 10: Hợp chất CH 3 CH(NH 2 )COOH có tên gọi là? A. Aniline. B. Alanine. C. Glycine. D. Valine. Câu 11: Amino acid đầu N của phân tử tetrapeptide Val-Ala-Lys-Gly là? A. Alanine. B. Valine. C. Glycine. D. Lysine. Câu 12: Cho các peptide sau: Ala-Val-Ala-Gly (1); Ala-Gly (2); Val-Gly-Ala (3); Gly-Val-Ala (4). Những peptide nào có phản ứng tạo màu biuret với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm? A. (1), (2). B. (1), (3) và (4). C. (3) và (4). D. (2), (3) và (4). Câu 13: Tên gọi hợp chất C 2 H 5 NHC 2 H 5 là A. propylamine. B. dimethylamine. C. diethylamine. D. ethylmethylamine. Câu 14: Một loại gương soi có diện tích bề mặt là 0,8 m². Để tráng được 450 chiếc gương trên với độ dày lớp bạc được tráng là 0,2 μm thì cần dùng m gam glucose tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . Biết hiệu suất phản ứng tráng bạc là 70% và khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm³. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 889,1. B. 4746. C. 1525. D. 900. Câu 15: Cho các phát biểu sau: (a) Protein dạng hình cầu và dạng hình sợi tan tốt trong nước. (b) Một trong những tính chất hoá học đặc trưng của protein là phản ứng thuỷ phân. (c) Phản ứng của protein với nitric acid cho sản phẩm có màu tím. (d) Khi đun nóng lòng trắng trứng sẽ xảy ra hiện tượng đông tụ. (e) Trong cơ thể, enzyme đóng vai trò là chất xúc tác sinh học. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 16: Phản ứng với chất nào sau đây chứng tỏ glucose có nhóm -OH hemiacetal? A. Cu(OH) 2 . B. Nước bromine. C. CH 3 OH/HCl. D. Dung dịch AgNO 3 /NH 3 , t°. Câu 17: Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào sau đây: A. Cô cạn ở nhiệt độ cao. B. Làm lạnh. C. Hydrogen hóa (xt, t°, p). D. Phản ứng xà phòng hóa. Câu 18: Khi thủy phân hoàn toàn X trong môi trường acid thu được 2 monosaccharide. X là A. cellulose. B. glucose. C. saccharose. D. tinh bột. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ E cho kết quả phần trăm khối lượng carbon, hydrogen và oxygen lần lượt là 54,55%; 9,09% và 36,36%. Dựa vào phương pháp phân tích khối phổ (MS) xác định được phân tử khối của E là 88. Mặt khác, phổ hồng ngoại (IR) cho thấy phân tử E không chứa nhóm -OH (peak có số sóng > 3000 cm -1 ) nhưng lại chứa nhóm C=O (1780 cm -1 ). Thuỷ phân hoàn toàn E trong dung dịch NaOH, thu được muối của carboxylic acid X và chất Y. Chất Y có nhiệt độ sôi (64,7°C) nhỏ hơn nhiệt độ sôi của ethanol (78,3°C) (nhiệt độ sôi đều đo ở áp suất 1 atm). a. Dung dịch muối tạo bởi carboxylic acid X và NaOH có môi trường trung tính. b. Nhiệt độ sôi của E, X và Y được sắp xếp theo thứ tự như sau: X > E > Y. c. Chất E có thể được điều chế trực tiếp từ phản ứng ester hóa giữa chất Y với propanoic acid. d. Trong công nghiệp, chất Y được phổi trộn với xăng RON 92 để tạo ra xăng sinh học. Câu 20: Glutamic acid có vai trò quan trọng trong quá xây dựng cấu trúc tế bào của con người, đây là chất dinh dưỡng mà con người có thể tổng hợp được. Ngoài ra monosodium glutamate còn được dùng chế biến gia vi thức ăn (bột ngọt hay mì chính). Glutamic acid có cầu trúc như hình bên và có điểm đẳng điện pI = 3,2 (pI là giá trị pH mà khi đó amino acid có nồng độ ion lưỡng cực là cực đại. Khi pH < pI thì
Trang 3/4 – Mã đề 036 amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng cation, còn khi pH > pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng anion) : a. Glutamic acid là amino acid thiết yếu thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa hai loại nhóm chức. b. Tên thay thế của glutamic acid là 2-aminopentane-1,5-dioic acid. c. Trong dung dịch pH = 3,2, glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng: HOOC-CH 2 -CH 2 -CH(NH 2 )-COO¯. d. Trong dung dịch pH = 6, có thể tách hỗn hợp gồm glutamic acid và lysine (pI = 9,7) bằng phương pháp điện di. Câu 21: Tinh bột là một polysaccharide gồm nhiều đơn vị α-glucose liên kết với nhau tạo ra hai dạng mạch amylose và amylopectin, dưới đây là cấu tạo của một trong hai dạng này : a. Công thức mỗi đơn vị α-glucose là C 6 H 10 O 5 . b. Các đơn vị α-glucose trong đoạn mạch trên liên với nhau bởi liên kết α-1,4-glycoside. c. Đoạn mạch trên là cấu tạo của dạng amylopectin trong tinh bột. d. Để điều chế 10 lít ethyl alcohol 46° cần 8,1 kg tinh bột. Biết hiệu suất của cả quá trình là 80% và khối lượng riêng của ethyl alcohol nguyên chất là 0,8 g/mL. Câu 22: PMMA (poly(methyl methacrylate)) là một nhựa nhiệt dẻo trong suốt thường được sử dụng ở dạng tấm, miếng như một vật liệu nhẹ, khó bể vỡ và có thể được dùng để thay thế cho kính và thủy tinh. PMMA được điều chế theo 2 giai đoạn : – Giai đoạn 1: Methyl alcohol tác dụng với methacrylic acid tạo thành methyl methacrylate. – Giai đoạn 2: Trùng hợp methyl methacrylate tạo thành PMMA. a) Công thức của methyl methacrylate là CH 2 =C(CH 3 )COOCH 3 . b) Xúc tác sử dụng trong giai đoạn 1 là dung dịch H 2 SO 4 loãng. c) Thủy phân hoàn toàn methyl methacrylate trong môi trường NaOH thu được một muối và một aldehyde. d) Để sản xuất m tấm kính có chiều dài 20 cm, chiều rộng 15 cm và độ dày 1 cm (khối lượng riêng của tấm kính là D = 1,2 g/cm³) người ta cần tối thiểu 348,3 kg methacrylic acid. Biết trong mỗi tấm kính khối lượng PMMA chiếm 90% và hiệu suất phản ứng của toàn bộ quá trình tính theo methacrylic acid là 80%. Giá trị của m ở trên là 1000. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28. Câu 23: Cho các chất: Ala-Gly-Ala, glucose, glycine, triolein, methyl formate và tinh bột. Có bao nhiêu chất bị thủy phân trong môi trường acid ở điều kiện thích hợp ? Câu 24: Trong cơ thể, glucose là sản phẩm của quá trình thủy phân tinh bột dưới tác dụng của enzyme. Trong quá trình hô hấp tế bào, 1 mol glucose bị oxi hóa hoàn toàn qua các phản ứng sinh hóa tạo thành carbon dioxide, nước và giải phóng năng lượng là 2880 kJ. Trong khẩu phần ăn hằng ngày của một người trưởng thành sử dụng hết 400 gam gạo. Hàm lượng tinh bột trong gạo là 81%. Giả sử 90% lượng tinh bột trong gạo chuyển hóa thành glucose và toàn bộ lượng glucose này tham gia vào quá trình hô hấp tế bào. Năng lượng giải phóng từ sự oxi hóa hoàn toàn glucose còn thiếu so với nhu cầu năng lượng trung bình (2000 Calori/ngày) của một người trưởng thành là x Calori/ngày. Giá trị của x là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị, cho biết: 1 Calori = 1 kcal = 1000 cal = 4184 J).
Trang 4/4 – Mã đề 036 Câu 25: Cho dãy các chất sau: (1) CH 3 OOCCH 2 COOCH 5 ; (2) CH 3 COOCH 2 CH 3 ; (3) (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 ; (4) ClNH 3 CH 2 COOH; (5) CH 3 COOCH(CH 3 )COOH; (6) HOCH 2 CH 2 COOH; (7) HCOOC 6 H 4 CH 2 CHO. Với gốc -C 6 H 5 là gốc phenyl. Có bao nhiêu chất trong dãy trên có thể tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol tối đa 1 : 2. Câu 26: Aspirin được sử dụng làm thuốc giảm đau, hạ sốt có thành phần chính là acetyl salixylic acid (o- CH 3 COO-C 6 H 4 -COOH) và các tá dược. Cho 1,0 gam aspirin vào 30 mL ethanol và lắc đều thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 40 mL dung dịch NaOH 1M đun nóng, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn đưa về nhiệt độ phòng thu được dung dịch Y. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch Y thấy dung dịch xuất hiện màu hồng. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào đến khi dung dịch mất màu hồng thì hết 53 mL. Phần trăm theo khối lượng của acetyl salixylic acid trong mẫu aspirin ban đầu là x%. Giá trị của x là bao nhiêu (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị, giả sử các tá dược trong aspirin không tham gia vào các phản ứng trên) ? Câu 27: Trinitroglycerol (TNG) đã được Alfred Nobel sử dụng làm chất nổ thương mại, là hợp chất nguy hiểm. TNG được sản xuất từ glycerol theo sơ đồ sau : Nguyên liệu glycerol dùng sản xuất thuốc nổ là sản phẩm thủy phân hoàn toàn một loại chất béo đã tinh chế (A) có chứa tỉ lệ về số mol gồm 30% tristearin, 40% tripalmitin và 30% triolein. Để sản xuất ra 10 tấn thuốc nổ cần dùng m tấn chất béo (A). Biết trong thuốc nổ đó chứa 90,8% TNG , còn lại là tạp chất trơ, hiệu suất toàn bộ quá trình sản xuất là 80%. Giá trị của m là bao nhiêu? (kết quả làm tròn đến hàng phần mười). Câu 28: Cho E (C 3 H 6 O 3 ) và F (C 4 H 6 O 4 ) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ cacboxylic acid và alcohol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau : (1) E + NaOH → X + Y (2) F + NaOH → X + Y (3) X + HCl → Z + NaCl Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm -CH 3 . Cho các phát biểu sau : (a) Chất E là hợp chất hữu cơ đa chức. (b) Chất F có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (c) Chất Y có số nguyên tử carbon bằng số nguyên tử oxygen. (d) Nhiệt độ sôi của chất Z thấp hơn hơn nhiệt độ sôi của ethyl alcohol. (e) 1 mol chất F tác dụng được tối đa với 2 mol NaOH trong dung dịch. Số phát biểu đúng là bao nhiêu ? ----------------HẾT---------------- (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)