PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 2.docx

ĐỀ 2 I PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1.Yếu tố nào sau đây không phải là đặc điểm của đô thị hóa thời kỳ công nghiệp? A. Tăng cường khai thác tài nguyên B. Phát triển các ngành dịch vụ cao cấp C. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng D. Gia tăng nhanh chóng dân số đô thị Câu 2. Đô thị hóa có tác động tích cực nào đối với phát triển kinh tế - xã hội? A. Tạo ra nhiều việc làm B. Gây ô nhiễm môi trường C. Tăng cường khoảng cách giàu nghèo D. Gia tăng tội phạm Câu 3. Một trong những vấn đề xã hội phát sinh từ quá trình đô thị hóa nhanh chóng là: A. Sự phát triển công nghiệp B. Tình trạng quá tải hạ tầng C. Tăng cường dịch vụ công D. Sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ Câu 4. Đô thị hóa có thể gây ra vấn đề gì đối với môi trường? A. Gia tăng không gian xanh B. Ô nhiễm không khí và nước C. Cải thiện chất lượng nước D. Bảo vệ đa dạng sinh học Câu 5. Một trong những tác động tiêu cực của đô thị hóa đến xã hội là: A. Tạo điều kiện cho phát triển giáo dục B. Tăng cường mâu thuẫn xã hội C. Cải thiện chất lượng sống của người dân D. Thúc đẩy hợp tác quốc tế Câu 6. Sự phát triển quá mức của đô thị hóa có thể dẫn đến: A. Sự phát triển bền vững B. Tăng cường quản lý đô thị C. Khủng hoảng nhà ở và cơ sở hạ tầng D. Gia tăng không gian xanh Câu 7.Tác động của đô thị hóa đến nông thôn là: A. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp B. Thu hút lao động từ nông thôn ra thành thị C. Cải thiện hệ thống giao thông nông thôn D. Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn Câu 8.Quá trình đô thị hóa nếu không được quản lý tốt có thể gây ra: A. Phát triển kinh tế đều đặn B. Ô nhiễm môi trường và giảm chất lượng sống C. Cải thiện hệ thống y tế D. Nâng cao chất lượng giáo dục Câu 9. Đặc trưng văn hóa nổi bật của châu thổ sông Hồng là: A. Văn hóa lúa nước và các lễ hội dân gian B. Văn hóa du mục C. Văn hóa biển đảo D. Văn hóa sa mạc Câu 10.Văn hóa của châu thổ sông Cửu Long nổi bật với yếu tố nào? A. Văn hóa lúa nước và sinh hoạt trên sông nước B. Văn hóa nông nghiệp khô C. Văn hóa du lịch núi rừng D. Văn hóa đô thị hiện đại Câu 11.Loại hình kiến trúc truyền thống phổ biến ở vùng châu thổ sông Hồng là: A. Nhà sàn B. Nhà rường C. Nhà ba gian D. Nhà cao tầng Câu 12. Lễ hội nào sau đây là đặc trưng của vùng châu thổ sông Hồng? A. Lễ hội đua ghe ngo B. Lễ hội chùa Hương C. Lễ hội Đền Hùng D. Lễ hội Óc Om Bóc Câu 13. Chợ nổi là một nét văn hóa đặc trưng của vùng châu thổ sông nào? A. Sông Hồng B. Sông Đà C. Sông Mê Kông D. Sông Cửu Long Câu 14. Một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu tại châu thổ sông Hồng là: A. Nhiệt độ trung bình giảm mạnh B. Mực nước biển dâng cao C. Đất liền mở rộng D. Rừng ngập mặn tăng lên Câu 15. Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại châu thổ sông Cửu Long là: A. Sự bùng phát các cơn bão lớn B. Hiện tượng ngập mặn và xâm nhập mặn C. Đất đai mở rộng do phù sa bồi đắp D. Lượng mưa tăng đột ngột
Câu 16. Hiện tượng nào dưới đây là kết quả của biến đổi khí hậu tại châu thổ sông Cửu Long? A. Gia tăng đất nông nghiệp B. Gia tăng lượng phù sa C. Xâm nhập mặn lan rộng D. Giảm cường độ bão II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 ( 4 điểm) Em biết được điều gì về tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp? Hãy nêu tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX. Câu 2. ( 4 điểm) Em hãy nêu những sự kiện chính trong quá trình hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1908 đến năm 1917. Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối? Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của các vị tiền bối Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Thế hệ trẻ làm gì để học tập theo gương Bác? Câu 3. ( 4 điểm) Chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô ra đời trong hoàn cảnh nào? Trình bày những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới.Vai trò của Nhà nước khi thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến và Chính sách Kinh tế mới khác nhau như thế nào? Câu 4. ( 4 điểm) Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).Từ kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)? Em có suy nghĩ gì về các cuộc xung đột trên thế giới hiện nay? ĐÁP ÁN I PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA B A B B B C B B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐA A A C B D B B C II. PHẦN TỰ LUẬN Câ u Nội dung Điể m 1 Em biết được điều gì về tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp? Hãy nêu tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đời sống của người lao động ở Việt Nam rất khổ cực: + Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, phải chịu sưu cao, thuế nặng nên lâm vào tình cảnh bần cùng hóa. + Công nhân: phải lao động cực nhọc trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp, điều kiện sống tồi tàn và nhận những đồng lương rẻ mạt, lại thường xuyên bị đánh đập, cúp phạt 0.5 - Tác động về chính trị: + Quyền lực nằm trong tay người Pháp. + Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân. - Tác động về kinh tế: + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn 0,5 1
tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến. + Tài nguyên vơi cạn. + Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. + Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp. - Tác động về xã hội: + Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa: Giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp họ đã đã cấu kết với Pháp để bóc lột nông dân, công nhân; Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát. + Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,… - Tác động về văn hóa: + Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học thức và tư duy,…) du nhập vào Việt Nam + Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…) 1 1 2 Em hãy nêu những sự kiện chính trong quá trình hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1908 đến năm 1917. Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối? Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của các vị tiền bối Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Thế hệ trẻ làm gì để học tập theo gương Bác? * Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của Nguyễn Tất Thành từ năm 1908 - 1917: - Năm 1908: Nguyễn Tất Thành đã tham gia cuộc biểu tình chống sưu cao, thuế nặng của nhân dân Thừa Thiên Huế ngày 11/4/1908. - Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. - Năm 1911 - 1917: cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. Nhờ đó, Nguyễn Tất Thành hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man. - Năm 1917: + Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người yêu nước An Nam, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, buổi mit tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam. + Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có chuyển biến mạnh mẽ. 1 - Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối, vì: + Sang phương Đông (hướng về Trung Quốc, Nhật Bản…) là hướng đi truyền thống, nhưng hướng đi này và hoạt động của các bậc yêu nước tiền bối chưa đem lại thắng lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Mặt khác, Nguyễn Tất 1
Thành dù rất khâm phục các nhà yêu nước và cách mạng tiền bối, nhưng không tán thành đường lối đấu tranh của họ. + Một trong những nhân tố tác động tới quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành chính là: bối cảnh thời đại và sự du nhập của văn minh phương Tây vào Việt Nam. Chính sự phát triển mạnh mẽ của các nước tư bản và ánh sáng của văn minh phương Tây đã thôi phúc Nguyễn Tất Thành đi sang phương tây để “xem các nước làm thế nào sau đó trở về giúp đồng bào” và tìm hiểu xem điều gì ẩn sau những khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái mà thực dân Pháp tuyên truyền ở Việt Nam. * Bài học rút ra cho bản thân: - Lòng yêu nước. - Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì. - Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách. 1 * Thế hệ trẻ làm gì để học tập theo gương Bác - Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị đúng đắn. - Nêu cao tinh thần yêu nước. - Có ý chí vươn lên trong lao động, học tập, bảo vệ Tổ quốc. - Giữ gìn đạo đức cách mạng, đấu tranh loại bỏ tiêu cực xã hội, tâm lý chạy theo đồng tiền làm giàu bất chính và mặt trái của cơ chế thị trường. - Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư 1 3 Chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô ra đời trong hoàn cảnh nào? Trình bày những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới.Vai trò của Nhà nước khi thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến và Chính sách Kinh tế mới khác nhau như thế nào? *Chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô ra đời trong hoàn cảnh nào? * Hoàn cảnh: Sau chiến tranh chống thù trong, giặc ngoài tình hình kinh tế, xã hội Nga vô cùng khó khăn: +Kinh tế: bị tàn phá nghiêm trọng +Chính trị : không ổn định, bị cô lập, các lực lượng phản cách mạng nổi dậy chống phá.  - Tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) để đưa nước Nga thoát khỏi khó khăn.  1 *Trình bày những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới - Nông nghiệp: ban hành thuế nông nghiệp  - Công nghiệp: Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt ( CN nặng, GTVT, ngân hàng…) cho phép tư nhân xây dựng xí nghiệp nhỏ có sự kiểm soát của Nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh vào Nga. - Thương nghiêp và tiền tệ: tư nhân tự do buôn bán, phát hành đồng rup.  * Tác động:  - Kinh tế được phục hồi, phát triển nhanh chóng và đẩy mạnh sản xuất lưu thông hàng hóa, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. * Ý nghĩa:  + Củng cố khối liên minh công nông, làm cho giai cấp nông dân, công nhân phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế… + Đây là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về 2

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.