PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 24-CHU TRÌNH SINH - ĐỊA - HÓA VÀ SINH QUYỂN .pdf

1 CHU TRÌNH SINH – ĐỊA – HÓA 1. Khái quát chu trình sinh – địa – hóa - Chu trình sinh – địa – hoá là quá trình tuần hoàn vật chất các dạng khác nhau, giữa các sinh vật và môi trường. - Chu trình sinh – địa – hoá diễn ra trên phạm vi toàn cầu đối với những chất khí (như carbon, oxygen, nitrogen) hoặc phạm vi hẹp đối với những chất khó trung chuyển trong không khí (như phosphorus, calcicum, potassium). - Các chất hoá học được sinh vật sống hấp thụ từ môi trường, chuyển hoá và thải trở lại môi trường. - Quá trình này diễn ra liên tục hình thành chu trình trao đổi chất giữa sinh vật với môi trường. Chu trình sinh – địa – hoá tái tạo các chất vô cơ và cung cấp cho sinh vật. 2. Chu trình nước - Nước là thành phần không thể thiếu đối với sinh vật. - Đại dương chứa phần lớn nước trên Trái Đất và là nguồn nước bốc hơi chủ yếu vào khí quyển. - Quá trình ngưng tụ tạo ra mưa, tuyết, cung cấp nước cho các khu vực trên Trái Đất. - Chu trình nước giúp tái tạo nước cho các hệ sinh thái, cung cấp nguồn nước cho sinh vật. 3. Chu trình carbon - Carbon là nguyên tố hoá học rất quan trọng trong thành phần của các chất hữu cơ. Carbon trong khí quyển chủ yếu tồn tại ở dạng khí CO2. - Khí CO2 được các sinh vật tự dưỡng hấp thụ qua quang hợp tạo nên chất BÀI 24 CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN I TÓM TẮT LÍ THUYẾT QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI PHẦN 7 DI TRUYỀN HỌC Chủ đề 8 QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI
2 hữu cơ, là nguồn thức ăn cho các sinh vật tiêu thụ. Quá trình phân giải các chất hữu cơ và hô hấp thải CO2 vào không khí. - Chu trình carbon tái tạo nguồn carbon (CO2) cho quang hợp ở sinh vật sản xuất. - Lượng CO2 trong khí quyển đang ngày càng gia tăng do hoạt động sống của con người (đốt nhiên liệu hoa thạch, chặt phá rừng,...), làm tăng nhiệt độ Trái Đất, dẫn tới biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến hầu hết các hệ sinh thái trên Trái Đất. 4. Chu trình nitrogen - Nitrogen là thành phần cấu tạo của nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng đối với sinh vật như nucleic acid, protein. - Khí nitrogen là thành phần chính của khí quyển. Khí nitrogen được chuyển hoá thành các nitrogen oxide và ammonium bởi vi sinh vật cố định nitrogen, sản xuất phân bón hoặc quá trình lí hoá tự nhiên. Thực vật và vi sinh vật hấp thụ nguồn nitrogen ở dạng NH và NO2, đồng hoá thành các hợp chất hữu cơ. Quá trình phản nitrate ở vi sinh vật tạo ra khí nitrogen quay trở lại khí quyển. - Chu trình nitrogen tái tạo nguồn nitrogen vô cơ cho hoạt động sống của sinh vật. - Khí nitrogen được sử dụng trong sản xuất phân bón, làm gia tăng lượng nitrogen trong đất, nâng cao năng suất cây trồng. Nitrogen bị rửa trôi làm tăng hàm lượng nitrogen trong các hệ sinh thái dưới nước, dẫn đến các thực vật phù du phát triển mạnh, gây ô nhiễm môi trường nước. SINH QUYỂN VÀ CÁC KHU SINH HỌC 1. Sinh quyển - Sinh quyển là tổ chức sống bao gồm toàn bộ các phần đất, nước, không khí có sự sống bao quanh Trái Đất. - Sinh quyền bao quanh Trái Đất, bao gồm địa quyển (độ sâu đến khoảng vài chục mét), thuỷ quyển (độ sâu hơn 8 km) và tầng thấp của khí quyển (độ cao đến ít nhất 8km). - Sinh quyển được tạo nên bởi tất cả các hệ sinh thái, giữa chúng có sự kết nối, tác động qua lại với nhau ở phạm vi toàn cầu thông qua các chu trình vật chất. 2. Các khu sinh học chính trên Trái Đất - Dựa vào thành phần sinh vật và đặc điểm của các nhân tố vô sinh, sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học khác nhau. - Khu sinh học là một đơn vị địa sinh học bao gồm một quần xã sinh vật được hình thành tương ứng với các điều kiện môi trường vật lí (như cấu trúc đất, nước,...) và khí hậu. - Các khu sinh học được chia thành khu sinh học trên cạn và khu sinh học dưới nước. + Các khu sinh học trên cạn được phân chia chủ yếu dựa trên đặc trưng về thành phân thực vật và các yêu tố khí hậu + Các khu sinh học dưới nước được phân chia chủ yếu dựa vào đặc điểm môi trường nước và các loài sinh vật. + Đại dương chiếm phần lớn diện tích các khu sinh học dưới nước, trong đó các sinh vật chủ yếu sống ở vùng gần bề mặt đến độ sâu khoảng 200 m. II
3 3. Biện pháp bảo vệ Sinh quyển và tài nguyên sinh học - Một số biện pháp được áp dụng để bảo vệ Sinh quyển như: + Giảm thiểu phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu bằng cách giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch, giảm khai thác xi-măng, ... + Quản lí sử dụng đất, bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng. + Không khai thác, sử dụng các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. - Nhiều hoạt động làm suy giảm tài nguyên sinh học ở các khu sinh học như khai thác sinh vật, mất môi trường sống, biến đổi khí hậu,... Để bảo vệ tài nguyên sinh học ở các khu sinh học, các biện pháp sau đây được thực hiện: + Giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường và các loài sinh vật. + Thành lập và nâng cao hiệu quả quản lí các khu bảo tồn để bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái. + Khuyến khích các hoạt động giảm thiểu tác động đến môi trường như: không tiêu thụ, khai thác các loài sinh vật đang bị đe doạ tuyệt chủng; quản lí, giảm chất thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt,... + Hợp tác quốc tế để bảo vệ các loài sinh vật, các hệ sinh thái. PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Chu trình sinh - địa - hóa là gì? A. Là quá trình tuần hoàn vật chất qua các dạng khác nhau, giữa các sinh vật và môi trường. B. Là chu trình trao đổi các hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự sống trong tự nhiên. C. Là quá trình trao đổi vật chất giữa các quần thể sinh vật trong một quần xã với nhau. D. Là quá trình trao đổi vật chất giữa các quần thể sinh vật giữa các quần xã với nhau. Câu 2. Trong chu trình sinh - địa - hóa có hiện tượng nào sau đây? A. Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật B. Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật C. Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật D. Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật Câu 3. Phạm vi diễn ra chu trình sinh - địa – hóa là: A. hẹp hoặc toàn cầu B. quần thể C. Cá thể D. Toàn cầu Câu 4. Sự trao đổi chất trong chu trình địa hóa các chất bao gồm một số giai đoạn: 1. Vật chất từ cơ thể sinh vật trở lại môi trường 2. Sự trao đổi vật chất qua các bậc dinh dưỡng 3. Vật chất từ môi trường vào cơ thể dinh dưỡng Trật tự đúng của các giai đoạn trong chu trình sinh địa hóa là? A. 2 – 1 – 3. B. 3 – 2 – 1. C. 3 – 1 – 2. D. 1 – 2 – 3. Câu 5. Trong chu trình - sinh - địa - hóa, điều nào sau đây hoàn toàn không được nhắc tới? A. Sự chuyển hóa các chất hữu cơ thành vô cơ và ngược lại. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG I
4 B. Con đường vật chất từ ngoài vào cơ thể. C. Con đường vật chất từ trong cơ thể ra môi trường. D. Năng lượng trong hệ sinh thái. Câu 6. Khi nói về chu trình sinh địa hóa carbon, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sự vận chuyển carbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó B. Một phần nhỏ carbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích C. Carbon đi vào chu trình dinh dưỡng dưới dạng carbon monoxide (CO) D. Toàn bộ carbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí Câu 7. Trong chu trình carbon trong một hệ sinh thái, nguyên tố carbon đã đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật bằng phương thức nào? A. Quang hóa. B. Phân giải C. Hoại dưỡng D. Dị hóa Câu 8. Chu trình carbon trong sinh quyển A. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái. B. gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái. C. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái. D. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái. Câu 9. Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường? A. Hô hấp của động vật và thực vật B. Lắng đọng vật chất C. Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải D. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Câu 10. Carbon dự trữ nhiều nhất dưới dạng: A. CO2 trong khí quyển. B. CO2 hòa tan trong nước. C. CO2 trong đá và ion hòa tan trong nước. D. CO2 thải ra do cây hô hấp. Câu 11. Khi nói về chu trình Carbon, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Không phải tất cả lượng carbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín. B. Trong quần xã, hợp chất carbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn. C. Khí CO2 trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật. D. Cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình quang hợp. Câu 12. Trong chu trình carbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào? A. hô hấp của sinh vật B. quang hợp của cây xanh C. phan giải chất hữu cơ D. khuếch tán Câu 13. Trong chu trình nitrogen, vi khuẩn nitrate hóa có vai trò A. Chuyển hóa NH4 + thành NO3 - B. Chuyển hóa N2 thành NH4 + C. Chuyển hóa NO3 - thành NH4 + D. Chuyển hóa NO2 - thành NO3 - Câu 14. Nhóm thực vật có khả năng cải tạo đất tốt nhất: A. Cây bọ Lúa B. Cây thân ngầm như dong, riềng

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.