PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 9. Bàn về tội sản xuất trái phép chất ma tuý và tội mua bán trái phép chất ma tuý theo pháp luật hình sự Việt Nam - Phạm Trần Quốc Huy.pdf

1 BÀN VỀ TỘI SẢN XUẤT TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY VÀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Phạm Trần Quốc Huy1 Tóm tắt: Tội sản xuất trái phép chất ma túy và Tội mua bán trái phép chất ma túy là hai trong số các tội phạm về ma túy được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Song, việc áp dụng pháp luật vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau từ các địa phương, điều này xuất phát từ việc chưa hiểu đúng tinh thần của quy phạm pháp luật cũng như thiếu sót sự hướng dẫn cụ thể trong Bộ luật Hình sự hiện hành. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá để đưa đến người đọc một cái nhìn tổng quan về hai tội danh trên và mối quan hệ giữa hai tội; đồng thời bài viết sẽ đưa ra những bất cập trong thực tiễn xét xử và những một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Từ khóa: Tội sản xuất trái phép chất ma túy, Tội mua bán trái phép chất ma túy, ma túy 1. Quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành về Tội sản xuất trái phép chất ma túy và Tội mua bán trái phép chất ma túy 1.1. Đặc trưng pháp lý của Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248) Đầu tiên, về khách thể của tội phạm2 , chính sách pháp luật của nước ta vẫn là tội phạm hóa đối với các chất ma túy. Những chất ma túy chỉ được sử dụng hợp pháp vì mục đích y tế và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong một số trường hợp.3 Do đó, hành vi sản xuất trái phép chất ma túy đã xâm hại đến khách thể là chế độ quản lý nhà nước trong khâu sản xuất chất ma túy.4 Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm, đây là những biểu hiện của Tội sản xuất trái phép chất ma túy diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.5 Dấu hiệu quan trọng của tội danh này chính là hành vi “sản xuất trái phép chất ma túy”. Hiện tại, BLHS 1 Sinh viên lớp CLC47D thuộc Các Chương trình đào tạo chất lượng cao và quản lý quốc tế, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh 2 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2023), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - phần chung (tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung), NXB. Hồng Đức, tr. 108 đưa ra khái niệm khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. 3 Điều 12 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 ghi nhận 3 nhóm hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy. 4 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2023), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm - quyển 1), NXB. Hồng Đức, tr. 455. 5 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2023), tlđd (2), tr. 121.
2 năm 2015 và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực hiện hành không đưa ra một định nghĩa cụ thể hành vi này, tuy nhiên định nghĩa về hành vi này đã được hướng dẫn tại BLHS năm 1999 cụ thể trong Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP (sau đây gọi tắt là TTLT 17/2007) và vẫn còn giá trị tham khảo nhằm phục vụ việc nghiên cứu6 . Cụ thể, đây là hành vi làm ra chất ma túy (chế biến, điều chế...) bằng thủ công hoặc có áp dụng khoa học công nghệ từ cây có chứa chất ma túy, từ các tiền chất và các hóa chất hoặc làm ra chất ma túy này từ chất ma túy khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đồng thời, theo tinh thần đó, các hành vi nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng chất ma túy đã có sẵn như pha chế thuốc phiện thành dung dịch để tiêm chích, nghiền hêrôin từ bánh thành bột để hít... thì không coi là hành vi sản xuất trái phép chất ma túy.7 Thứ ba, về mặt chủ quan của tội phạm, đây là mặt bên trong của tội phạm, bao gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích.8 Đối với tội danh này, dấu hiệu bắt buộc chỉ là yếu tố lỗi, nhà làm luật quy định trong cấu thành tội phạm không quy định bắt buộc bao gồm dấu hiệu động cơ, mục đích. Tội sản xuất trái phép chất ma túy luôn được người phạm tội thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội biết rõ hành vi sản xuất trái phép chất ma túy là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.9 Cuối cùng, về chủ thể của tội phạm, hiện nay nhà làm luật không đưa ra một định nghĩa về chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên, qua các quy định của BLHS, khoa học pháp lý hình sự định nghĩa chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định, đã thực hiện hành vi phạm tội; hoặc là pháp nhân thương mại phạm tội.10 Đối với tội danh này, chủ thể của tội phạm chỉ bao gồm cá nhân, không bao gồm pháp nhân thương mại.11 Cá nhân phải đáp ứng yêu cầu về độ tuổi tối thiểu là 16 tuổi12 và không thuộc trường hợp mất năng lực trách nhiệm hình sự13 . 6 Khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020): “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”. 7 Khoản 2.1 mục II TTLT 07/2007. 8 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2023), tlđd (4), tr. 155. 9 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2023), tlđd (4), tr. 456. 10 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2023), tlđd (2), tr. 136. 11 Điều 76 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 12 Điều 12 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 13 Điều 21 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
3 1.2. Đặc trưng pháp lý Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251) Đầu tiên, về khách thể của tội phạm, Tội mua bán trái phép chất ma túy và Tội sản xuất trái phép chất ma túy đều nằm trong cùng một chương về các tội phạm ma túy tại BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Do đó, khách thể của Tội mua bán trái phép chất ma túy cũng tương tự như Tội sản xuất trái chất ma túy như đã phân tích ở trên, xâm phạm đến chế độ quản lý độc quyền của nhà nước trong quản lý chất ma túy.14 Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm, dấu hiệu quan trọng của tội danh này là về hành vi “mua bán trái phép chất ma túy”. Đồng thời, tương tự như hành vi sản xuất trái phép chất ma túy bên trên, hành vi “mua bán trái phép chất ma túy” theo quy định của BLHS hiện hành và văn bản hướng dẫn dưới luật vẫn chưa đưa ra một định nghĩa chính xác mà cần phải tham khảo trên tinh thần của TTLT 07/2007 hướng dẫn cho BLHS năm 1999. Theo đó, hành vi “mua bán trái phép chất ma túy” bao gồm 7 nhóm hành vi nhỏ: (i) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác; (ii) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; (iii) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; (iv) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có); (v) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán... lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác; (vi) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; (vii) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.15 Như vậy, điểm mấu chốt của hành vi khách quan nhằm cấu thành Tội mua bán trái phép chất ma túy là ở yếu tố bán lại cho chủ thể khác nhằm sinh lợi và không cần phụ thuộc vào nguồn gốc của chất ma túy. Thứ ba, về mặt chủ quan của tội phạm, nhà làm luật quy định Tội mua bán trái phép chất ma túy dấu hiệu tương tự như Tội sản xuất trái phép chất ma túy, không cần dấu hiệu bắt buộc về động cơ, mục đích mà chỉ quy định bắt buộc về yếu tố lỗi. Chủ thể thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy dưới dạng lỗi cố ý trực tiếp, tức người phạm tội nhận thức rõ hành vi mua bán trái phép chất ma túy là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện. Cuối cùng, về chủ thể của tội phạm, Tội mua bán trái phép chất ma túy chỉ được cấu thành khi người thực hiện là cá nhân, không bao gồm pháp nhân thương mại.16 Đồng 14 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2023), tlđd (4), tr. 470. 15 Khoản 3.3 mục II TTLT 07/2007. 16 Điều 76 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
4 thời, cá nhân phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên17, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp mất năng lực trách nhiệm hình sự18 . 1.3. Mối quan hệ giữa Tội sản xuất trái phép chất ma túy và Tội mua bán trái phép chất ma túy Hiện nay, như đã đề cập bên trên, BLHS năm 2015 vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể về mối quan hệ giữa hai nhóm hành vi sản xuất và mua bán. Song, theo tinh thần hướng dẫn tại BLHS năm 1999 và khoa học pháp lý hình sự, hai nhóm hành vi sản xuất và mua bán trái phép chất ma túy là hai nhóm hành vi được đánh giá là thể hiện tính nguy hiểm cao nhất trong các tội phạm về ma túy. Cả hai tội phạm đều liên quan đến các chất ma túy, tuy nhiên sự khác biệt đến từ hai hành vi. Hành vi sản xuất trái phép chất ma túy sẽ là hành vi chế tạo, chế biến, làm ra chất ma túy còn hành vi mua bán trái phép chất ma túy sẽ chú trọng đến việc thu lại lợi nhuận từ việc trao đổi, đưa nhận ma túy. Cả hai hành vi đều là hành vi trái pháp luật, không được sự cho phép của cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền. Hành vi sản xuất thông thường sẽ là giai đoạn đầu trong chuỗi quá trình cung ứng ma túy. Những người sản xuất sẽ đóng vai trò chế tạo, làm ra chất ma túy, sau đó những người mua bán sẽ đóng vai trò đưa những chất ma túy này ra thị trường tiêu thụ. Trên thực tế, những chủ thể sản xuất có thể sẽ đồng thời đóng vai trò là chủ thể mua bán và khi đó chủ thể thực hiện hành vi này có thể sẽ đủ dấu hiệu để cấu thành tội phạm với cả hai tội danh là Tội sản xuất trái phép chất ma túy và Tội mua bán trái phép chất ma túy. Đồng thời, cả hai hành vi sản xuất và mua bán trái phép chất ma túy, nhà làm luật đã không quy định về định lượng tối thiểu để cấu thành tội phạm mà chỉ cần đáp ứng về việc đã có hành vi sản xuất hoặc mua bán. 2. Những hạn chế trong quy định của Bộ luật Hình sự và thực tiễn áp dụng Trong thực tiễn xét xử các vụ án ma túy hiện nay, việc áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến tội phạm ma túy vẫn còn nhiều bất cập và gặp không ít khó khăn, đặc biệt là đối với tội danh mua bán trái phép chất ma túy. Một ví dụ điển hình là vụ án của bị cáo Lương Văn Khoa, cư trú tại xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, xảy ra vào năm 2021. Tại các giai đoạn tố tụng, bị cáo Khoa khai nhận đã tàng trữ ma túy mà anh ta có được từ một người đàn ông lạ mặt, với mục đích sử dụng và bán lại để kiếm lời. Tuy nhiên, trước khi thực hiện hành vi bán ma túy, bị cáo đã bị bắt quả tang khi đang tàng trữ heroin. Mặc dù bị cáo Khoa có mục đích bán ma túy, nhưng hành vi 17 Điều 12 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 18 Điều 21 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.