Nội dung text BÀI 23. HỢP CHẤT CARBONYL.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHƯƠNG 6: HỢP CHẤT CARBONYL – CARBOXYLIC ACID BÀI 23: HỢP CHẤT CARBONYL I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được khái niệm hợp chất Carbonyl (aldehyde, ketone) - Gọi được danh pháp thay thế một số carbonyl (C1 đến C5) và tên thông thường một vài hợp chất carbonyl thường gặp. - Mô tả được đặc điểm liên kết của nhóm chức carbonyl, hình dạng phân tử của methanal, ethanal. - Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ sôi, tính tan) của hợp chất carbonyl. - Trình bày được tính chất hoá học của aldehyde, ketone: Phản ứng khử (với NaBH 4 hoặc LiAlH 4 ); Phản ứng oxi hoá aldehyde (với nước bromine, thuốc thử Tollens, Cu(OH 2 )/OH - ); Phản ứng cộng vào nhóm carbonyl (với HCN); Phản ứng tạo iodoform. - Thực hiện được (hoặc quan sát qua video, hoặc qua mô tả) các thí nghiệm: phản ứng tráng bạc, phản ứng với Cu(OH) 2 /OH-, phản ứng tạo iodoform từ acetone; mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của hợp chất carbonyl và xác định được hợp chất có chứa nhóm CH 3 CO-. - Trình bày được ứng dụng của hợp chất carbonyl và phương pháp điều chế acetaldehyde bằng cách oxi hóa ethylene, điều chế acetone từ cumene. 2. Năng lực Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm, dặc điểm liên kết hợp chất carbonyl, cách gọi tên, những đặc điểm vật lí, tính chất hóa học,
2 những ứng dụng quan trọng của hợp chất carbonyl và phương pháp điều chế acetaldehyde, acetone. - Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về cấu trúc, danh pháp, tính chất của hợp chất carbonyl, các ứng dụng. Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống. Năng lực hóa học: - Nhận thức hoá học: o Nêu được khái niệm hợp chất carbonyl (aldehyde và ketone) o Gọi được tên theo danh pháp thay thế một số hợp chất carbonyl đơn giản (C1 - C5); tên thông thường một vài hợp chất carbonyl thường gặp. o Mô tả được đặc điểm liên kết của nhóm chức carbonyl, hình dạng phân tử của methanal và ethanal. o Trình bày được tính chất vật lí, tính chất hóa học của aldehyde và ketone. - Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học: ○ Thực hiện (hoặc quan sát qua video) một số thí nghiệm minh họa tính chất hóa học của aldehyde, acetone: thí nghiệm tráng bạc, phản ứng với Cu(OH) 2 /OH - phản ứng tạo iodoform từ acetone; ○ Quan sát và mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hóa học của hợp chất carbonyl, và xác định được hợp chất có chứa nhóm CH 3 CO - . - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: ○ Vận dụng được những kiến thức trong bài học để trình bày được ứng dụng của hợp chất carbonyl và phương pháp điều chế acetaldehyde bằng cách oxi hóa ethylene, điều chế acetone từ cumene;
4 trong võng mạc giúp mắt tiếp nhận ánh sáng được tạo thành từ aldehyde, các hormone giới tính nam và nữ là các ketone. Vậy, hợp chất carbonyl là gì và chúng có những tính chất nào?” GV dẫn dắt vào bài mới. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe, quan sát hình ảnh, suy nghĩ trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện nhóm HS đưa ra các câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào bài học: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu – Bài 23: Hợp chất carbonyl” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, danh pháp, đặc điểm cấu tạo của hợp chất carbonyl a. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm hợp chất carbonyl (aldehyde và ketone) - Gọi được danh pháp thay thế một số carbonyl (C1 đến C5) và tên thông thường một vài hợp chất carbonyl thường gặp. - Mô tả được đặc điểm liên kết của nhóm chức carbonyl, hình dạng phân tử của methanal và ethanal. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành PHT và trả lời CH1, 2 SGK trang 138. c. Sản phẩm học tập: - Khái niệm, danh pháp, đặc điểm cấu tạo của hợp chất carbonyl - Câu trả lời cho PHT; CH1, 2 SGK trang 138. d. Tổ chức hoạt động: