PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 3. TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH.docx

BÀI 3: TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau: Bài học của thời kỳ chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương pháp quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Mỹ - Xô và "một bị thương một bị mất". Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NIC. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia được quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kỹ thuật. a. Sau chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế. b.Trong thời điểm hiện nay, kinh tế trở thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong đọ sức giữa các cường quốc. c. Các nguồn lực kinh tế, sự phát triển khoa học - kỹ thuật, sức mạnh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, trong đó quyết định vị trí quyền lực của đất nước là sức mạnh quân sự. d. Các nước ngày càng nhận thức sâu sắc rằng, sức mạnh của mỗi quốc gia là một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính lành mạnh và một nền công nghệ có trình độ cao. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau: Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I- an- ta và Chiến tranh lạnh, cùng sự phát triển của cách mạng khoa học- công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. a. Toàn cầu hóa thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao. b. Toàn cầu hóa góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. c. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển.
d. Toàn cầu hóa giải quyết triệt để những mâu thuẫn và bất công trong xã hội. Câu 3.Đọc đoạn tư liệu sau: Năm 1989 bức tường Béc-lin sụp đổ, năm 1991 Liên Xô tan rã, Chiến tranh lạnh kết thúc và cũng chấm dứt luôn sự tồn tại của trật tự thế giới hai cực, đối đầu, giữa hai khối nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa do hai quốc gia Liên Xô và Mỹ đứng đầu mỗi khối. Trong một phần tư thế kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ, đã diễn ra hàng loạt biến động trong cục diện địa - chiến lược toàn cầu, an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... Và, thế giới dường như vẫn không hề bình yên hơn trên lộ trình hướng tới một trật tự mới. a. Lợi dụng thời cơ và ưu thế không còn đối trọng, Mỹ “đơn phương” thiết lập được một trật tự thế giới mới. b. Nhiều biến động lớn đã diễn ra trên thế giới và ngay chính tại nước Mỹ khiến người ta bắt đầu nói tới sự suy yếu tương đối của Mỹ cả về kinh tế, chính trị,... c.Xung đột, bạo loạn có xu hướng lan rộng gây bất ổn, chia rẽ. d. Sự nổi lên của các nước lớn đang phát triển, đặt thế giới trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. Câu 4.Đọc đoạn tư liệu sau: Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế đối đầu giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau trong quan hệ quốc tế. Xu thế đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế. a. Vào những năm 80, trong bối cảnh xu thế đối thoại và hòa hoãn chiếm ưu thế trên thế giới, chính sách đối ngoại của giới cầm quyền Mĩ đã cùng với Liên xô chấm dứt chiến tranh lạnh. b. Mối quan hệ giữ các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và hạn chế... c. Xu thế đối thoại , hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, giúp các nước xác lập được trật tự thế giới mới.
d. Xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế đối đầu giữa các nước có cùng chế độ chính trị trong quan hệ quốc tế. Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau: Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tan rã, "Chiến tranh lạnh" và Trật tự thế giới hai cực kết thúc. Mỹ muốn thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu để lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, từ đó đến nay, nhất là trong 10 năm gần đây, tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng, thế giới từng bước chuyển từ đơn cực sang đa cực, đa trung tâm do tương quan lực lượng, sức mạnh của các nước lớn có sự thay đổi nhanh chóng. a. Đa cực là một thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới có sự tham gia của các quốc gia, các trung tâm khác nhau... b. Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên của các cường quốc, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế, phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế. c. Trong trật tự đa cực sẽ nổi lên sức mạnh vượt trội của một quốc gia lớn có quyền áp đảo các quốc gia khác. d. Trong xu thế đa cực Mĩ đang khẳng định ưu thế vượt trội áp đảo các quốc gia khác. Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau: Khi dự báo tình hình thế giới trong những năm sắp tới, Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ: " Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh... Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn". Nhận định đó phản ánh một xu hướng biến đổi của tình hình thế giới trong những thập niên gần đây và sắp tới. a. Sau chiến tranh lạnh, xu thế đa cực trở thành một trong những xu thế phát triển chính của thế giới. b. Cục diện thế giới theo xu thế “đa trung tâm” cũng như sự can dự của nhiều nước lớn đặt ra những thách thức đối với các nước vừa và nhỏ trong việc giữ vững độc lập, tự chủ. c.Trong cục diện thế giới mới các nước vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng không những về chính trị mà còn về kinh tế.
d. Trong xu thế đa cực Mĩ giữ được vị trí số một về kinh tế và các lĩnh vực như: vốn, khoa học- công nghệ,...do đó vị thế của nước này đang ngày càng nâng cao. Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau: Cục diện thế giới hiện nay là cục diện đa cực, đa trung tâm. Mặc dù một cực trước kia là Liên Xô tự tan rã, nhưng cực còn lại là Mỹ cũng không vì thế mà xác lập được cục diện đơn cực; thế giới cũng không trở thành độc tôn của siêu cường Mỹ. Đã có một số cường quốc vươn lên chiếm thứ hạng cao; trong khi đó, sức mạnh Mỹ trên một số lĩnh vực có sự sa sút nhất định, địa vị siêu cường của Mỹ có sự suy giảm tương đối, thậm chí bị thách thức. Nổi bật nhất là sự phát triển đáng kinh ngạc của Trung Quốc sau gần 45 năm cải cách, mở cửa từ năm 1978 đến nay. a. Sau chiến tranh lạnh, xu thế đa cực trở thành một trong những xu thế phát triển chính của thế giới. b. Trong xu thế đa cực Mĩ đang khẳng định ưu thế vượt trội áp đảo các quốc gia khác. c. Trong Cục diện thế giới hiện nay Mỹ đã xác lập được cục diện đơn cực. d. Trong Cục diện thế giới hiện nay nhất nổi bật nhất là sự phát triển đáng kinh ngạc của Trung Quốc Câu 8. Đọc đoạn tư liệu sau: Mặc dù Mĩ vẫn giữ được số một thế giới về kinh tế và các lĩnh vực như: vốn, khoa học- công nghệ,… nhựng vị thế của nước này đang ngày càng bị giảm dần trước sự nổi lên của các trung tâm khác. Năm 2000, GDP của Mĩ gấp khoảng 12 lần Trung Quốc, nhưng đến năm 2021 chỉ còn gấp khoảng 1,3 lần. a. Trong xu thế đa cực Mĩ giữ được vị trí số một về kinh tế và các lĩnh vực như: vốn, khoa học- công nghệ,...do đó vị thế của nước này đang ngày càng nâng cao. b.Trong Cục diện thế giới hiện nay nhất nổi bật nhất là sự phát triển đáng kinh ngạc của Trung Quốc c.Trong xu thế đa cực Mĩ đang khẳng định ưu thế vượt trội áp đảo các quốc gia khác. d. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mĩ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.