PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Tài liệu tổng hợp đầy đủ KTCT Mác Lenin.pdf

CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN Câu 2. Làm rõ đối tượng nghiên cứu, chức năng của Kinh tế chính trị Mác-Lenin? Trả lời - Đối tượng nghiên cứu: + Thời kỳ trước Mác: Thời kì đầu, chủ nghĩa trọng thương xác định lưu thông là đối tượng nghiên cứu, tiếp theo là chủ nghĩa trọng nông coi nông nghiệp là đối tượng nghiên cứu. . Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh thì xác định nguồn gốc của của cải và sự giàu có của các dân tộc là đối tượng nghiên cứu. + Quan điểm của C.Mác và Ph.Anghen: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất nhất định. - Chức năng: (Giáo trình) Câu 3. Quy luật kinh tế là gì? Quy luật kinh tế có đặc điểm gì chung và khác với quy luật tự nhiên? Phân biệt và nêu mối quan hệ giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế? Trả lời - Quy luật kinh tế: là những mối liên hệ phản ánh bản chất, khách quan, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế. - Sự giống và khác nhau giữa quy luật kinh tế và quy luật tự nhiên: + Giống nhau: đều mang tính khách quan và đều do con người nghiên cứu, vận dụng. + Khác nhau: quy luật kinh tế mang tính lịch sử, không tồn tại vĩnh viễn như quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế chỉ tồn tại thông qua các hoạt động kinh tế của con người. - Phân biệt quy luật kinh tế và chính sách kinh tế: + Quy luật kinh tế tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người, con người không thể thủ tiêu quy luật kinh tế, nhưng có thể nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế để phục vụ lợi ích của mình. Khi vận dụng không phù hợp, con người phải thay đổi hành vi của mình chứ không thay đổi được quy luật. + Chính sách kinh tế là sản phẩm chủ quan của con người được hình thành trên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế. Chính sách kinh tế vì thế có thể phù hợp, hoặc không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Khi chính sách không phù hợp, chủ thể ban hành chính sách có thể ban hành chính sách khác để thay thế. -> Mối quan hệ giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế: chính sách kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế. Câu 4. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu Kinh tế chính trị Mác-Lenin trong quá trình lao động và quản trị quốc gia? Trả lời - Ý nghĩa của nghiên cứu Kinh tế chính trị Mác – Lenin: - Kinh tế chính trị Mác-Lenin có vai trò quan trọng trong đời sống lao động, xã hội và quản trị của quốc gia: + Kinh tế chính trị Mác – Lenin giúp con người hiểu được bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, nắm được các quy luật kinh tế chi phí sự vận động và phát triển kinh tế và vận dụng lý luận đó vào thực tế. Quá trình vận dụng đúng các quy luật kinh tế khách quan thông qua điều chỉnh hành vi cá nhân hoặc các chính sách kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển theo hướng tiến bộ. + Kinh tế chính trị Mác – Lenin cung cấp cho các luận cứ khoa học làm cơ sở để hình thành các chính sách kinh tế, các đường lối, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, phù hợp với yêu cầu của các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của đất nước ở từng thời kì nhất định. + Kinh tế chính trị Mác – Lenin giúp con người hiểu được các chính sách, đường lối kinh tế của Nhà nước, tạo niềm tin sâu sắc vào con đường chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo động lực để thúc đẩy từng các nhân và toàn xã hội không ngừng sáng tạo, từ đó cải thiện không ngừng đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội. Downloaded by Minh Trí ??ng ([email protected]) lOMoARcPSD|26684069

hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa. + Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải giá trị sử dụng. * Ưu thế của sản xuất hàng hoá: Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt cản bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa có những đặc trưng và ưu thế cơ bản sau đây: - Sản xuất hàng hóa là sản xuất cho người khác, cho xã hội, sản xuất để bán, vì mục tiêu lợi nhuận, do đó nó tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Còn sản xuất tự cung tự cấp với mục đích sản xuất ra những giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất, nên không tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. - Sản xuất hàng hóa đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Trong sản xuất tự cung tự cấp, quy mô nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn lực sẵn có của tự nhiên, nhu cầu thấp, trình độ dân trí thấp nên không có cạnh tranh, không tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển khoa học - công nghệ để phát triển kinh tế có hiệu quả. - Sản xuất hàng hóa với năng suất lao động cao, chất lượng hàng hóa tốt và khối lượng ngày càng nhiều, chủng loại đa dạng và phong phú làm cho thị trường được mở rộng, giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng, các miền, các địa phương và quốc tế phát triển, tạo điều kiện thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao cũng như sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi thành viên trong xã hội. Ngược lại với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất kém phát triển, mang tính khép kín, sản phẩm sản xuất ra không đủ tiêu dùng vì thế đời sống vật chất và tinh thần của người lao động thấp, không có điều kiện để mở rộng hoạt động giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng miền... Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên, sản xuất hàng hoá cũng có những mặt trái của nó như phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá, tiềm ẩn những khả năng khủng hoàng kinh tế - xã hội, phá hoại môi trường sinh thái, V.V.. * Ý nghĩa nghiên cứu sự ra đời của sản xuất hàng hoá: Câu 2. Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hóa, mối liên hệ giữa chúng? Ý nghĩa nghiên cứu? Trả lời * Khái niệm hàng hóa: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người. Nó được sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường. Hàng hóa có thể là những sản phẩm hữu hình như nhà cửa, thuốc men cũng có thể là những sản phẩm vô hình như dịch vụ, các phát minh khoa học... * Hai thuộc tính của hàng hóa: Downloaded by Minh Trí ??ng ([email protected]) lOMoARcPSD|26684069
Hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng: Một là: Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm, nó thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. Nhu cầu cho sản xuất: Máy móc, nguyên vật liệu Nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân: Lương thực, thực phẩm.... Đặc điểm của giá trị sử dụng: - Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của vật quyết định. (Do tính chất hóa học của than mà nó có thể dùng làm nhiên liệu, chất đốt, do tinh chất tự nhiên của gạo mà nó dùng để làm lương thực nuôi sống con người....) Khoa học càng phát triển ngươì ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính tự nhiên của vật cũng như giá trị sử dụng của nó. (Có thể lấy thêm một số ví dụ để minh họa) - Giá trị sử dụng được thể hiện ra trong khi tiêu dùng. - Giá trị sử dụng được xác định về mặt chất và mặt lượng. Mặt chất do thuộc tính tự nhiên của vật quyết định còn mặt lượng nó được đo bằng các đơn vi đo lường khác nhau như lít, mét, kilogam... - Giá trị sử dụng là nội dung vật chất của của cải xã hội. - Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Trong nền kinh tế hàng hóa giá trị sử dụng đồng thời là cái mang giá trị trao đổi. Hai là: Giá trị hàng hóa Giá trị hàng hóa là một phạm trù trừu tượng nhưng được biểu hiện ra ở giá trị trao đổi, bởi vậy để nhận biết giá trị ta phân tích từ giá trị trao đổi. (Đây là phương pháp trừu tượng hóa khoa học) Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ trao đổi giữa giá trị sử dụng này lấy giá trị sử dụng khác. Ví dụ: 1 m vải = 5 kg thóc Nhìn vào phương trình trao đổi trên ta thấy Tại sao vải và thóc lại có thể so sánh ngang bằng nhau? Tại sao 2 giá trị sử dụng khác nhau lại có thể đổi được với nhau? Đổi được cho nhau tức là nếu so sánh với nhau về lượng thì giữa chúng phải có một cơ sở chung. Cơ sở chung đó không phải là giá trị sử dụng vì nếu giá trị sử dụng mà giống nhau thì người ta không phải trao đổi cho nhau. Sở dĩ hai hàng hóa có thể trao đổi được cho nhau là vì trước hết chúng đều là sản phẩm của lao động. Nếu ta gạt bỏ các hình thức cụ thể của lao động cũng như các yếu tố vật chất để sản xuất ra sản phẩm thì cái còn lại của sản phẩm chỉ là sự hao phí lao động nói chung của con người, (Chúng đều là những vật kết tinh đồng nhất cái hao phí lao động nói chung của con người). Đó chính là giá trị hàng hóa. Như vậy: Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đặc điểm của giá trị hàng hóa: Downloaded by Minh Trí ??ng ([email protected]) lOMoARcPSD|26684069

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.