Nội dung text KHA-2019-196146.pdf
DNVVN: Các chủ doanh nghiệp thường là những lao động phổ thông, kỹ thuật viên, kỹ sư tự đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp. Họ vừa quản lý doanh nghiệp vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý chưa cao. Do đó, khả năng quản lý, điều hành các DNVVN hiện nay của các chủ doanh nghiệp thường không được đánh giá cao và bị cho là yếu thế hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài“. “- Khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng: Nguyên nhân là do các DNVVN thiếu tài sản đảm bảo, sổ sách, chứng từ kế toán không rõ ràng minh bạch, chưa có uy tín trên thị trường. Chính lý do này đã làm giảm không ít khả năng tiếp cận vốn từ các ngân hàng thương mại của các DNVVN. “ “- Năng lực cạnh tranh thấp: Thông thường, do không đủ vốn cho hoạt động đầu tư nâng cấp, đổi mới trang thiết bị nên các DNVVN phải sử dụng các công nghệ đã bị lỗi thời, lạc hậu do đó các sản phẩm tạo ra có chất lượng chưa cao trong khi chi phí SXKD bỏ ra là không nhỏ. Điều này làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. “ 1.2. “Cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại“ 1.2.1. “Khái niệm cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại“ “Theo khoản 16, điều 4 luật các TCTD năm 2010: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. “ “Hoạt động cho vay là nghiệp vụ cơ bản của NHTM, là hoạt động NHTM sử dụng số vốn huy động được để thực hiện cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng khác nhau trong nền kinh tế như: nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD, tiêu dùng, thực hiện các dự án đầu tư hoặc để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn trong thanh toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân. Khi thực hiện hoạt động này NHTM phải đảm bảo thu hồi đủ vốn và lãi. Khi NHTM làm chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng trở thành cầu
nối quan hệ pháp lý giữa người cho vay và người đi vay. Hoạt động này chịu sự kiểm soát của NHNN. “ “Như vậy có thể hiểu rằng, Cho vay khách hàng DNVVN tại NHTMlà việc NHTM chuyển nhượng cho DNVVN quyền sử dụng một lượng giá trị từ nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu (chủ yếu bằng tiền) với những điều kiện và trong một thời gian nhất định mà hai bên đã thoả thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả. “ “Hoạt động cho vay luôn tạo ra lượng tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của NHTM.Đây là hoạt động sinh lời chủ yếu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà nếu không quản lý tốt danh mục cho vay có thể gây ra tổn thất tới vốn và tài sản của NHTM. “ 1.2.2. “Đặc điểm của cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại“ -“ Số lượng khách hàng lớn, quy mô khoản vay thường nhỏ: Do DNVVN chiếm ưu thế về số lượng nên đối tượng cho vay đa dạng phong phú, món vay nhiều nhưng giá trị mỗi món vay thường thấp. Do các món vay này thường nhỏ hơn các món vay của các doanh nghiệp lớn hay các dự án đầu tư dài hạn nên phần nào giúp cho ngân hàng phân tán được rủi ro. “ “- Rủi ro tín dụng DNVVN thường cao: Hầu hết các DNVVN đều thiếu vốn để kinh doanh và mở rộng kinh doanh nên đều có nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên các ngân hàng thường có tâm lý thận trọng hơn khi cho vay các DNVVN vì rủi ro tín dụng cao hơn nhiều so với cho vay các doanh nghiệp lớn. “ - “Thời hạn cho vay chủ yếu là ngắn hạn: Các DNVVN đều có nhu cầu đầu tư trung và dài hạn (mua sắm cải tạo cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cạnh tranh) với lãi suất thấp. Tuy nhiên ngân hàng thường cho DNVVN vay ngắn hạn hơn là dưới hình thức trung dài hạn do lo ngại một số nguyên nhân sau: báo cáo tài chính của DNVVN chưa chính xác, độ tin cậy chưa cao, gây khó khăn trong việc thẩm định phương án vay vốn cũng như hình thức đảm bảo nợ vay; quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh của DNVVN chưa cao nên khó xoay sở để vượt qua các diễn