Nội dung text M611 DEMO.pdf
1 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG GIẢNG DẠY MÔN TOÁN 6 A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 2 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 B. NỘI DUNG...................................................................................................... 4 1. Cơ sở lý luận................................................................................................. 4 2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................. 5 3. Giải pháp thực hiện....................................................................................... 7 Biện pháp 1. Tăng cường hoạt động nhóm tại nhà để phát huy sự chủ động của học sinh .................................................................................................. 7 Biện pháp 2. Kết hợp kỹ thuật khăn trải bàn và dạy học tình huống theo nhóm .................................................................................................................... 10 Biện pháp 3. Tổ chức trò chơi học tập theo nhóm giúp học sinh nâng cao kỹ năng hợp tác, phản xạ nhanh ...................................................................... 13 Biện pháp 4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo nhóm giúp học sinh nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.......................................... 15 4. Hiệu quả của sáng kiến ............................................................................... 18 C. KẾT LUẬN.................................................................................................... 21 1. Kết luận....................................................................................................... 21 2. Đề xuất, kiến nghị....................................................................................... 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 23
2 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toán học luôn là một môn học quan trọng đối với tất cả các cấp học, nhằm phát triển tư duy logic, phát triển bản thân, hoàn thiện các kỹ năng học tập. Toán học cũng là môn học giúp các em hình thành kiến thức có thể ứng dụng vào thực tế, những trải nghiệm học tập mà các em có thể vận dụng suốt trong tương lai. Toán học khai thác khả năng linh hoạt của tư duy nhạy bén, đặc biệt là đối với chương trình mới của môn Toán 6 mới chú trọng đến việc phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Để giúp các em học sinh có thể hiểu, ghi nhớ một cách nhanh chóng cũng như thực hành được những kỹ năng đã được dạy, giáo viên cần sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học, truyền đạt kiến thức. Một trong số những phương pháp mang lại hiệu cao hiện nay chính là áp dụng các kỹ thuật hoạt động nhóm nhằm phát huy khả năng tương tác cho học sinh trong dạy Toán 6. Thông qua những hoạt động này, các em có thể trải nghiệm được những bài toán thực tế và sử dụng những kiến thức mình được học để giải quyết vấn đề. Các hoạt động được tổ chức không chỉ giúp các em học sinh phát huy tinh thần học tập chủ động, năng động và sáng tạo hơn, phương pháp này còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng mềm cần có. Thông qua phương pháp này, các em được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác với các thành viên khác, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thể hiện quan điểm,.... Với hệ thống các phương pháp dạy học nhóm được tích hợp qua các bài học, việc truyền đạt kiến thức cho học sinh sẽ đảm bảo tính hệ thống hóa, cụ thể hóa, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, vừa giúp học sinh ghi nhớ được kiến thức, vừa tạo được nguồn cảm hứng mới, kích thích sự sáng tạo, hứng thú học tập của các em. Bằng những kinh nghiệm tích góp được trong suốt quá trình giảng dạy của mình, cùng việc cần phải đưa ra những giải pháp mới để có thể nâng cao chất lượng dạy học nên tôi đã chọn đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy môn Toán 6, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống” làm
3 đề tài nghiên cứu. Tôi hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ mang lại những kết quả khả quan cho công tác giảng dạy tại trường. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích tiên quyết của việc nghiên cứu biện pháp mới là mong muốn ứng dụng được các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy môn Toán 6 vào trong mỗi giờ học. Thông qua các phương pháp mới này, các em sẽ có sự hứng thú với kiến thức được giảng dạy trên lớp, đồng thời chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức mới theo hình thức hoạt động nhóm. Thứ hai, các em có thể vừa học vừa trau dồi kỹ năng làm việc tập thể thông qua phương pháp hoạt động nhóm để tiếp thu kiến thức cũng như thực hành kiến thức trực tiếp trong các giờ học. Với cách học truyền thống, học sinh sẽ được học lý thuyết song song với làm bài tập vận dụng một cách độc lập. Có nhiều trường hợp dù đã học qua bài, nhưng khi được giáo viên yêu cầu thực hành lại, các em học sinh lại không thể làm được. Vì thế tôi muốn tìm ra phương pháp có thể giúp cho các học sinh trong lớp tăng tính gắn bó và học được cách giúp đỡ bạn bè. Cuối cùng, tôi mong muốn phương pháp sẽ được thử nghiệm trong một nhóm đối tượng nhất định để tôi đánh giá được hiệu quả của phương pháp đưa ra. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp để tiếp tục cải thiện phương pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán học lớp 3. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: 30 em học sinh của lớp: 6A trường Trung Học... - Thời gian: Năm học .../học kì ... - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy môn Toán 6 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hóa cơ sở lí luận của đề tài - Các phương pháp nghiên cứu thực thực tiễn: + Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của học sinh trong giờ học, giờ