Nội dung text Tips giật giải "Sinh viên nghiên cứu khoa học" - Thành Virtue - đang viết dở
1. Trước khi làm đề tài (làm càng sớm càng tốt nhé) 1.1. Tìm teammate ● Tìm teammate có cùng mục tiêu: Ví dụ, mục tiêu đạt được là giải gì: giải Nhất hay Nhì, Ba hay Khuyến khích vì mục tiêu khác nhau, cách đầu tư cho NCKH cũng khác nhau. ● Có teammate cùng sở thích, ví dụ, nếu làm về đề tài về MKT thì teammate cũng có hứng thú với MKT, còn nếu không hứng thú với MKT thì tìm đứa giỏi design với cả bố cục để sau này nó sẽ sửa bố cục và lỗi của bài. Ngoài ra đề tài MKT thì phần lớn teammate nên học ngành MKT sẽ tốt hơn. Nếu đề tài về MKT + nhân sự thì 1 nửa là MKT, 1 nửa là nhân sự sẽ tốt hơn. ● Có tinh thần cầu tiến, học hỏi và không bỏ cuộc (cái này rất quan trọng, bởi nếu một người bỏ cuộc sẽ làm cả nhóm nhụt chí. Đồng thời, nhóm sẽ phải chịu áp lực làm trong điều kiện thiếu 1 teammate, ngoài ra có những nhóm phải tuyển thêm người để support cho nhóm) ● Teammate bỏ công sức, thời gian ra để để làm việc (nên thống nhất từ đầu để sau này không bị drop giữa chừng) vì làm NCKH rất áp lực. ● GPA cao, Đã từng học về nghiên cứu khoa học... là một lợi thế ● Đã học Thống kê, kinh tế lượng, các môn chuyên ngành là một lợi thế ● Thường làm NCKH vào năm 3 (nhưng các em chí lớn thì năm 2 cũng okayla nhé, Hầu hết các bài đạt giải là năm 3; nhưng vẫn có nhiều ngoại lệ nhé) ● Team cần có nam và nữ để có thể tăng ý tưởng và tăng mindset. Có nam để lúc bảo vệ/phản biện đề tài (nếu lên Bộ) sẽ có tâm lý vững vàng hơn. ● Nên tìm người tham gia là người quen, bạn cùng lớp hoặc người quen của người quen (để sau này góp ý với nhau/chửi nhau =)) thoải mái hơn tại vì làm cái này rất áp lực) ● Nên làm nhóm 5 người để chia việc nhau làm dễ dàng hơn. (4 cũng okay nhưng nên là 5 nhé, vì cảm thấy số 4 không được may mắn lắm) =))) ● Cùng mục tiêu là tiêu chí quan trọng nhất. ● 1 team xịn là 1 team có đủ 3 yếu tố là head (người giỏi lên plan công việc, leader) - heart (gắn kết mọi người với nhau tốt) - hand(làm tốt, kiến thức,phân tích,chạy SPSS,... tốt) ● Thời gian làm 6 - 8 tháng - khá là áp lực. (Nếu lên bộ thì có khi làm cả năm :))) 1.2. Tìm giáo viên hướng dẫn (Phần này rất quan trọng, quyết định đến khả năng đạt giải/ đạt giải cao của nhóm) ● Chủ động liên hệ với cô giáo/giáo viên hướng dẫn (PHẢI CHỦ ĐỘNG LIÊN HỆ) ● Có thể nhờ người quen, người thân, bạn bè, tìm giáo viên hướng dẫn (Rất nên có người quen, bởi khi đó dễ tương tác với giáo viên hơn. Trường hợp không có người quen, rất có khả năng các giảng viên sẽ “sủi”, để lại nhóm bơ vơ một mình)
● Nên tìm giáo viên hướng dẫn liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình (ví dụ: làm về đề tài Marketing thì nên tìm giáo viên ở viện Marketing để làm GVHD của mình) ● Nên lên 1 list giáo viên hướng dẫn tiềm năng, ưu tiên số 1, số 2. Lưu ý: nên dùng danh sách các giảng viên hay đạt giải (cao) thì khả năng đạt giải sẽ dễ hơn (1 phần là do cơ cấu - mình nghĩ thế) Cách chọn: + Nếu mục tiêu là giải cao thì chọn mấy cô thường xuyên đạt giải Nhất, Nhì, Ba qua các năm (lên web https://khoahoc.neu.edu.vn/vi/nckh-sinh-vien-1800 để xem các danh sách giải trường các năm nhé) + Nếu muốn mục tiêu chính là học hỏi thì chọn mấy cô trong ngành đó để nhờ support NCKH (Vdu ngành MKT thì chọn thầy cô thuộc viện đấy) + Nếu muốn cả giải cao và giáo viên phù hợp với đề tài của mình thì lấy list giải NCKH những năm trước ra (tìm bằng cách lên web chọn thầy cô thường xuyên đạt giải cao và xem thầy cô có fit với đề tài của mình không, rồi chọn. + Có thể nhờ thầy cô hướng dẫn khác chấm thử bài NCKH của mình nhé Lưu ý: Thầy cô hay đạt giải cao rất đắt show, nhanh tay thì được và làm càng sớm càng có lợi. Nếu muộn tay thì các thầy cô đắt show sẽ hết slot đấy. 1.3. Tìm hiểu về NCKH (nên làm đầu tiên nhé) Cái này các em tham khảo và đọc bài những bài NCKH mẫu ở trên mạng (có bài đạt giải càng tốt) để xem và bắt chước: - Bố cục bài viết NCKH - Cách họ viết như thế nào? (cách dẫn nguồn,...) Theo... ; .. (..) - Họ thường xài mô hình và lý thuyết gì - Xem những bài viết đạt giải cao năm ngoái xem họ viết về đề tài gì nhé? Trang web NCKH của trường mình: https://khoahoc.neu.edu.vn/vi/nckh-sinh-vien-1800 Ngoài ra các em nên đọc những tài liệu thêm về NCKH nhé, lên mạng có khá là nhiều tài liệu. Còn về sách offline thì trước anh đọc 1 số sách thì trong đó có sách này nhé (thư viện có):
1.3.1. Tìm Hiểu NCKH Là Gì? (Cái Này Nên Làm Bước Đầu Nhé) Link bài viết thuộc về CLB: YES: 1.3.2. Tìm Hiểu Quy Trình Làm Một Đề Tài NCKH (không phải PR nhưng mà những cách làm nghiên cứu thì YES có đăng hết rồi, nên có gì mọi người vào page đọc nhé, khá nhiều tin tức hữu ích YES) 1.3.3. Chọn đề tài nghiên cứu - Tự tìm - Hỏi có thầy/cô giáo nào có đề tài nghiên cứu hay/hợp với mình không thì mình chọn => vì bước này rất quan trọng Vì đề tài hay và trình bày và logic sẽ đạt được giải hơn => Lưu ý: để tránh bị trùng đề tài nhé thì search google là đã có đề tài chưa nhé (gõ Tiếng Anh và Tiếng Việt nhé - nếu bài Tiếng Anh thì có thể thay đổi phạm vi nghiên cứu để hợp với đề tài cũng được). Một đề tài nghiên cứu được gọi là tốt khi: (nguồn: YES) ○ Có phạm vi giới hạn: vì phạm vi càng hẹp vấn đề sẽ càng được đào sâu, trong khi một vấn đề có phạm vi rộng sẽ dễ dẫn đến nguy cơ dàn trải, thiếu tập trung, xử lý các vấn đề chỉ ở trên bề mặt; => nên lấy là Việt Nam/Miền Bắc/tỉnh nào đó nhé (nhiều tính thực tiễn) ○ Có tính mới và độc đáo: kết quả nghiên cứu phải mang lại một sự tiến bộ nhất định trong tri thức khoa học chuyên ngành, không trùng lặp với những kết quả, công trình đã công bố trước đó; ○ Xử lý vấn đề tương đối trọn vẹn: sao cho kết quả thu được giúp rút ra những kết luận rõ ràng, góp phần giải quyết hầu hết các vấn đề cơ bản cần nghiên cứu đã đặt ra (thể hiện qua tên đề tài); ○ Thể hiện bằng một bản báo cáo kết quả nghiên cứu: chặt chẽ trong phương pháp tiến hành, rõ ràng trong phong cách trình bày và dễ đọc
Vấn đề nghiên cứu (research problem) là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. ● Như vậy, để tìm được vấn đề nghiên cứu, ta phải tự hỏi liệu có vấn đề gì gây ra bức xúc, lo ngại, quan ngại cho cá nhân ta hay cho mọi người, hay là cho xã hội. Bản chất của quan sát thường đặt ra những câu hỏi, từ đó đặt ra “vấn đề” nghiên cứu cho nhà khoa học và người nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra phải đơn giản, cụ thể, rõ ràng (xác định giới hạn, phạm vi nghiên cứu) và làm sao có thể thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng, trả lời. ● Cách đặt câu hỏi thường bắt đầu như sau: Làm thế nào, bao nhiêu, xảy ra ở đâu, nơi nào, khi nào, ai, tại sao, cái gì, ...? Đặt câu hỏi hay đặt “vấn đề” nghiên cứu là cơ sở giúp nhà khoa học chọn chủ đề nghiên cứu (topic) thích hợp. Sau khi chọn chủ đề