PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 2024 - 2025. Can bang hoa hoc. TTB - DA chi tiet.pdf

ĐÁP ÁN CHI TIẾT TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HÓA HỌC 11 CHƯƠNG 1: CÂN BẰNG HÓA HỌC (THEO CẤU TRÚC MH 2025) Biên soạn và giảng dạy: Ths. Trần Thanh Bình 0977111382 | Trần Thanh Bình Học sinh: ...................................................................................... Lớp: ................... Trường .............................................................. MỚI
Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 2 Ths.Trần Thanh Bình SĐT: 0977.111.382 Sách Kết Nối Sách Cánh Diều Sách Chân Trời ST BẢN ĐÃ CẬP NHẬT THEO CẤU TRÚC MH 2025 1. Bài tập tự luận 2. Bài tập trắc nghiệm ♦ Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn ♦ Trắc nghiệm đúng - sai ♦ Trắc nghiệm trả lời ngắn MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý
Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 3 Ths.Trần Thanh Bình SĐT: 0977.111.382 CĐ1: Khái niệm về cân bằng hóa học CĐ2: Cân bằng trong dung dịch nước CĐ3: Ôn tập chương 1 CĐ1 KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC PHẦN A - CÁC CHUYÊN ĐỀ BÀI GIẢNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch Phản ứng một chiều Phản ứng thuận nghịch - Phản ứng một chiều là phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều từ chất tham gia tạo thành sản phẩm. - PTHH dùng mũi tên 1 chiều: “→” VD: NaOH + HCl → NaCl + H2O Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 - Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. - PTHH dùng mũi tên 2 chiều: “  ” Chú ý: p­ thuËn (tr ̧i ph¶i) p­ nghÞch (ph ¶i tr ̧i )     VD: Cl2 + H2O   HCl + HClO II. Cân bằng hóa học ♦ Trạng thái cân bằng - Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái tại đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. - Cân bằng hóa học là một cân bằng động: Tại trạng thái cân bằng phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra với tốc độ bằng nhau. Nồng độ các chất tại trạng thái cân bằng không đổi. ♦ Hằng số cân bằng - Xét phản ứng thuận nghịch tổng quát: aA + bB   cC + dD Ở trạng thái cân bằng, hằng số cân bằng (KC) tính theo công thức: c d C a b [C] .[D] K = [A] .[B] Trong đó: ● [A], [B], [C], [D] là nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng. ● a, b, c, d là hệ số tỉ lượng trong phương trình. ● Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, không biểu diễn nồng độ chất rắn trong biểu thức tính hằng số cân bằng. - Hằng số cân bằng (KC) chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của phản ứng. - KC càng lớn thì phản ứng thuận càng chiếm ưu thế hơn và ngược lại.
Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 4 Ths.Trần Thanh Bình SĐT: 0977.111.382 ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống: bằng tốc độ làm giảm cân bằng động nhanh thuận nhiệt độ thuận nghịch cân bằng chuyển dịch (a) Phản ứng (1) .................. là phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. (b) Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái tại đó tốc độ phản ứng thuận (2) .............. tốc độ phản ứng nghịch. - Tại trạng thái cân bằng phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra với (3) ............ bằng nhau nên cân bằng hóa học được gọi là (4) .................... (c) Hằng số cân bằng (KC) chỉ phụ thuộc vào (5) ................ và bản chất của phản ứng. - KC càng lớn thì phản ứng (6) ............... càng chiếm ưu thế hơn và ngược lại. (d) Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái (7) ................. khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều (8) ................. tác động bên ngoài đó. - Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch với số lần như nhau nên làm cho phản ứng (9) .................đạt tới trạng thái cân bằng mà không làm (10) .................... cân bằng. Hướng dẫn giải (1) thuận nghịch (2) bằng (3) tốc độ (4) cân bằng động (5) nhiệt độ (6) thuận (7) cân bằng (8) làm giảm (9) nhanh (10) chuyển dịch Câu 2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng thuận nghịch trong các trường hợp sau và xác định phản ứng thuận, phản ứng nghịch trong các phản ứng đó: (a) Phản ứng tổng hợp amonia (NH3) từ nitrogen và hydrogen. KIẾN THỨC CẦN NHỚ III. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học ♦ Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự dịch chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác. ♦ Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó. ♦ Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học Nhiệt độ Nồng độ Áp suất - Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (giảm nhiệt độ). - Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt (tăng nhiệt độ). TĂNG THU – GIẢM TỎA - Khi tăng nồng độ của một chất trong phản ứng thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của chất đó và ngược lại. - Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất (giảm số mol khí) và ngược lại. - Áp suất không ảnh hưởng đến phản ứng có tổng hệ số tỉ lượng các chất khí hai vế bằng nhau. - Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch với số lần như nhau nên làm cho phản ứng nhanh đạt tới trạng thái cân bằng mà không làm chuyển dịch cân bằng.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.