Nội dung text (MỚI) 8GV. SƠ LƯỢC VỀ KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP DÃY THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT - 95 CÂU ĐÚNG SAI.docx
1 BỘ PHÂN DẠNG BÀI TẬP THEO CHƯƠNG MÔN HÓA HỌC LỚP 12 CHƯƠNG 8 SƠ LƯỢC VỀ KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP DÃY THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT DÙNG RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY Theo chương trình GDPT mới
2 MỤC LỤC Chương 8: SƠ LƯỢC VỀ KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP DÃY THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT 3 A. NGÂN HÀNG CÂU HỎI 3 B. BẢNG ĐÁP ÁN 21 C. ĐÁP ÁN CHI TIẾT 27
3 Chương 8: SƠ LƯỢC VỀ KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP DÃY THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT A. NGÂN HÀNG CÂU HỎI A CÂU HỎI: 95 câu Câu 1. Những đặc điểm sau đây là của nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất a. Có các electron hoá trị phân bố cả trên phân lớp 3d và phân lớp 4s. b. Từ 21 Sc đến 29 Cu, số electron trong phân lớp d có xu hướng tăng dần (trừ trường hợp ngoại lệ). c. Thể hiện nhiều số oxi hoá dương hoặc âm trong các hợp chất d. Tạo nên nhiều cation và anion có điện tích khác nhau Câu 2. Một số thông số vật lí của kim loại chuyển tiếp Cu và Fe được trình bày trong bảng sau Kim loại Nhiệt độ nóng chảy ( o C) Khối lượng riêng (g/cm 3 ) Độ dẫn điện ở 20 o C (Hg = 1) Độ cứng (Kim cương = 10) Fe 1535 7,86 10 4 Cu 1084 8,96 57,1 3 Xác định tính đúng/sai của các mệnh đề dưới đây? a. Fe và Cu đều là kim loại nặng. b. Cu được sử dụng làm dây dẫn điện vì có có độ dẫn điện cao. c. Fe dễ bị nóng chảy hơn Cu. d. Fe và Cu mềm hơn kim loại kiềm thổ. Câu 3. Theo IUPAC, nguyên tố chuyển tiếp là những nguyên tô có phân lớp d chưa được xếp (hoặc điền) đầy electron ở trạng thái nguyên tử hoặc ở trạng thái ion a. Calcium không phải là nguyên tô chuyên tiếp do không có phân lớp d trong cấu hình electron của nguyên tử. b. Nguyên tố có z = 30 là nguyên tố chuyên tiếp. c. Nguyên tố có z = 29 không phải là nguyên tố chuyển tiếp. d. Nguyên tố chuyển tiếp có tính kim loại nên còn được gọi là nguyên tố kim loại chuyển tiếp. Câu 4. Chromium (Cr) tồn tại nhiều số oxi hóa trong các hợp chất khác nhau như: Cr 2 O 3 , CrO 3 , K 2 CrO 4 , K 2 Cr 2 O 7 . Xác định tính đúng/sai của các mệnh đề dưới đây? a. Trong hợp chất CrO 3 , Cr có số oxi hóa +3. CHƯƠNG SƠ LƯỢC VỀ KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP DÃY THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT 8
4 b. Cr tồn tại nhiều trạng thái oxi hóa khác nhau do nguyên tử có nhiều electron ở lớp ngoài cùng. c. Số oxi hóa của Cr trong các hợp chất trên theo thứ tự là +3, +6, +6, +6. d. Trong hợp chất, Cr thường có trạng thái oxi hóa +3, +6. Câu 5. Tùy thuộc vào đặc tính lý hóa mà các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất được ứng dụng phù hợp trong nhiều ngành công nghiệp cũng như trong đời sống. a. Cr được mạ lên sắt để bảo vệ sắt và dùng để chế tạo thép không gỉ (làm thìa, dao, dụng cụ y tế). b. Fe có tính nhiễm từ nên được sử dụng để sản xuất nam châm trong các máy phát điện. c. Cu có tính dẫn điện tốt nên được sử dụng để chế tạo dây dẫn điện cao thế. d. Trong không khí ẩm, gang và thép dễ bị ăn mòn điện hoá, khi đó Fe đóng vai trò anot và bị oxi hóa. Câu 6. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và hợp kim của chúng có nhiều ứng dụng trong thực tế a. Fe được dùng điều chế nam châm điện vì có độ dẫn điện tốt. b. Cr dùng chế tạo mũi khoan vì có độ cứng rất lớn. c. V dùng chế tạo dụng cụ, máy móc, thiết bị làm việc ở nhiệt độ cao vì có nhiệt độ nóng chảy cao. d. Sc, Ti được dùng chế tạo vật liệu hàng không, gọng kính vì có khối lượng riêng nhỏ. Câu 7. Trong phòng thí nghiệm, nồng độ iron(II) sulfate có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ theo phương trình hóa học sau: 10FeSO 4 + 2KMnO 4 + 8H 2 SO 4 → 5Fe 2 (SO 4 ) 3 + 2MnSO 4 + K 2 SO 4 + 8H 2 O. Xác định tính đúng/sai của các mệnh đề dưới đây? a. KMnO 4 đóng vai trò là chất bị khử b. Ion Fe 2+ nhận thêm 1 electron. c. H 2 SO 4 đóng vai trò là môi trường cho phản ứng. d. Dung dịch sau phản ứng không màu. Câu 8. Cấu hình electron nguyên tử của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có dạng: [khí hiếm]3d x 4s y a. Khí hiếm trong cấu hình trên là Ar (Z=18). b. Giá trị của x ≤10. c. Giá trị của y = 2. d. x, y là các electron hóa trị. Câu 9. Dùng dung dịch NaOH phân biệt hai ống nghiệm chứa 2 dung dịch riêng biệt FeCl 3 (1) và CuSO 4 (2). Xác định tính đúng/sai của các mệnh đề dưới đây?