Nội dung text PHẦN I .CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - LIÊN KẾT GENE - GV.Image.Marked.pdf
LIÊN KẾT GENE PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Đối tượng Morgan sử dụng nghiên cứu để phát hiện các quy luật di truyền là A. ruồi giấm. B. đậu Hà lan. C. bí ngô. D. hoa loa kèn. Câu 2. Ở ruồi giấm, hiện tượng di truyền cùng nhau của cặp tính trạng màu thân và kích thước cánh, trong đó thân xám luôn di truyền cùng cánh dài và thân đen luôn di truyền cùng cánh cụt được gọi là A. liên kết gene. B. phân ly độc lập. C. tương tác gene. D. di truyền giới tính. Câu 3. Số nhóm gene liên kết trong ruồi giấm bình thường là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4.Phép lai nào đã giúp Morgan phát hiện ra quy luật liên kết gene? A. Lai xa. B. Lai phân tích. C. Lai thuận nghịch. D. Ngẫu phối. Câu 5. Liên kết gene là hiện tượng các A. gene trên cùng một NST di truyền cùng nhau. B. gene trên các NST luôn di truyền cùng nhau. C. tính trạng trên cùng một NST luôn di truyền cùng nhau. D. tính trạng trên các NST luôn di truyền cùng nhau. Câu 6. Đâu không phải là vai trò gene liên kết gene (liên kết hoàn toàn)? A. Liên kết gene làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp. B. Trong tự nhiên, các gene có lợi đảm bảo cho sinh vật thích nghi với môi trường luôn di truyền cùng nhau. C. Đảm bảo sự di truyền ổn định của từng nhóm tính trạng. D. Giải thích được sự di truyền cùng nhau của nhiều tính trạng ở các cá thể. Câu 7. Phép lai nào đã giúp Morgan phát hiện ra quy luật liên kết gene ? Cho biết B: thân xám trội hoàn toàn so với thân đen, V cánh dài trội hoàn toàn so với v cánh ngắn. A. BV bv BV bv ♂ ♀ . B. BV bv bv bv ♂ ♀ . C. bv bv bv bv ♂ ♀ . D. BV bv bv bv ♀ ♂ . Câu 8.Trong thí nghiệm của Morgan, ở F1, khi ông cho ruồi đực thân xám, cánh dài lai với ruồi cái thân đen, cánh cụt, đời con thu được tỉ lệ kiểu hình nào? A. 100% xám, dài. B. 3 xám, dài: 1 đen, cụt. C. 1 xám, dài: 1 đen, cụt. D. 100% đen, cụt. Câu 9.Cơ sở tế bào học giải thích cho hiện tượng liên kết gene mà Morgan khám phá ra là mỗi gene nằm trên NST tại một vị trí xác định gọi là ......(1)......., các gene phân bố dọc theo .........(2)....... của NST, các NST phân ly trong quá trình ........(3)....... dẫn tới các gene trên cùng một NST phân ly cùng nhau. Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – locus; (2) – chiều ngang; (3) – nguyên phân. B. (1) – locus; (2) – chiều dài; (3) – nguyên phân. C. (1) – locus; (2) – chiều dài; (3) – giảm phân. D. (1) – locus; (2) – chiều ngang; (3) – giảm phân. Câu 10. Liên kết gene giúp các gene có lợi bảo đảm cho sinh vật thích nghi với môi trường có thể được ..........(1)...... trên cùng một NST. Các gene này luôn di truyền cùng nhau bảo đảm duy trì ..........(2)......... của loài. Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – tập hợp; (2) – sự phát triển. B. (1) – phân ly; (2) – sự ổn định. C. (1) – tập hợp; (2) – sự ổn định. D. (1) – trao đổi; (2) – sự sinh trưởng. Câu 11. Trong chọn giống, các nhà khoa học có thể dùng các phương pháp khác nhau như gây đột biến ..........(1)......... để đưa các gene có lợi vào cùng một NST nhằm tạo ra các giống mới có nhiều đặc điểm ......(2)......Từ/ Cụm từ còn trống là