Nội dung text Bài 10. Lưỡng tính sóng hạt.docx
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 10: LƯỠNG TÍNH SÓNG HẠT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được giao thoa và nhiễu xạ là bằng chứng cho tính chất sóng của bức xạ điện từ. - Mô tả (hoặc giải thích) được tính chất sóng của electron bằng hiện tượng nhiễu xạ electron. - Vận dụng được công thức bước sóng de Broglie với là động lượng của hạt. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Tự chủ và hợp tác, chủ động tìm tòi về lưỡng tính sóng hạt. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận và hỗ trợ các bạn trong quá trình hình thành kiến thức bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng được công thức bước sóng de Broglie với là động lượng của hạt. Năng lực vật lí: - Mô tả (hoặc giải thích) được tính chất sóng của electron bằng hiện tượng nhiễu xạ electron. - Vận dụng được công thức bước sóng de Broglie với là động lượng của hạt. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV Chuyên đề học tập Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Dụng cụ để giới thiệu các hình vẽ, hình ảnh trong bài như: + Sử dụng tranh, ảnh, hình vẽ. + Sử dụng các phương tiện thiết bị để chiếu lên màn ảnh. + Hình ảnh, video, thiết bị mô phỏng thí nghiệm hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng và nhiễu xạ electron. 2. Đối với học sinh: - HS cả lớp: + SGK Chuyên đề học tập Vật lí 12. + Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua việc gợi nhớ lại kiến thức đã học về lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng ở bài trước để nêu câu hỏi khiến HS suy nghĩ về vấn đề của bài học. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SGK, HS phát biểu ý kiến của bản thân để xác định được vấn đề của bài học, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Ánh sáng có lưỡng tính sóng hạt. Liệu các hạt vật chất quanh ta có tồn tại tính chất sóng không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi.
kết hợp, qua đó chúng ta quan sát được các vị trí cộng hưởng của dao động sóng. Đây là bằng chứng cho thấy bức xạ điện từ có tính chất sóng. + Nhiễu xạ cũng là một bằng chứng nữa cho thấy tính chất sóng của bức xạ điện từ. Khi ánh sáng truyền tới lỗ O, dao động điện tử tại O tiếp tục truyền đi dưới dạng có tâm phát sóng tại O nên sẽ có sự sai lệch so với phương truyền thẳng SO trong Hình 10.1 SGK. Tại mép lỗ tròn lúc này xuất hiện các nguồn phát sóng kết hợp nên sẽ quan sát thấy ảnh giao thoa trên màn hứng sáng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả các hoạt động, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về hiện tượng nhiễu xạ.