Nội dung text 7.QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH.pdf
MENTORA+ MENTORA+ NỘI DUNG ÔN TẬP TRIẾT HỌC Phân tích quy luật phủ định của phủ định a)Vị trí, vai trò của quy luật phủ định của phủ định Vị trí: là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng Vai trò: chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng b)Giải thích khái niệm Phủ định: là sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác hay là sự thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động và phát triển của nó. Ví dụ: xã hội chiếm hữu nô lệ được thay thế bằng xã hội phong kiến, có thể nói xã hội phong kiến đã phủ định xã hội chiếm hữu nô lệ. Phủ định siêu hình: là sự vận động, phát triển bên ngoài dẫn đến sự triệt tiêu của sự vận động, phát triển đang diễn ra. Phủ định biện chứng o Là sự tự thân phủ định, là sự phủ định tạo ra cơ sở, điều kiện, tiền đề cho quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. o Tính chất của phủ định biện chứng - Tính khách quan: nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, nó tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của con người. - Tính kế thừa: không phủ định sạch trơn mà là sự phủ định bao hàm sự khẳng định, kế thừa những nhân tố hợp quy luật và loại bỏ những nhân tố trái quy luật. c)Phân tích nội dung quy luật Phủ định của phủ định o Là sự phủ định đã trải qua một số lần phủ định biện chứng, dẫn tới sự ra đời của một sự vật, hiện tượng mới, dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng trên một trình độ mới cao hơn,hoàn thành một chu kỳ phát triển của sự vật. Ví dụ: xã hội tư bản ra đời thay thế xã hội phong kiến, có thể nói xã hội tư bản đã phủ định xã hội phong kiến; tuy nhiên trước đó, xã hội phong kiến ra đời thay thế xã hội chiếm hữu nô lệ, có thể nói xã hội phong kiến đã phủ định xã hội chiếm hữu nô lệ, từ đó có thể nói xã hội tư bản chính là phủ định của phủ định. o Tính chất: - Tính khách quan - Tính kế thừa - Tính chu kỳ Phủ định của phủ định là con đường xoáy ốc của sự phát triển o Phủ định của phủ định làm cho sự vật có sự thay đổi căn bản về chất nhưng không chấm dứt sự phát triển (điểm kết thúc của chu kỳ này đồng thời là điểm khởi đầu cho một chu kỳ tiếp theo) o Sự vận động, phát triển theo khuynh hướng phủ định của phủ định tạo thành con đường xoáy ốc không ngừng đi lên và mở rộng. o Hình ảnh con đường xoáy ốc nói lên tính biện chứng của quá trình phát triển dẫn đến tính đi lên liên tục, tính kế thừa và tính chu kỳ. d)Ý nghĩa phương pháp luận Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, đòi hỏi: Phải coi quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không theo đường thẳng, mà diễn ra quanh co, phức tạp, trải qua các chu kỳ khác nhau. Đó là một cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn, phức tạp giữa các mới và cái cũ, các mới có thể thất bại tạm thời nhưng cuối cùng nó