PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI SỐ 4 - ĐÁP ÁN - Tiktok @thptqg2025.docx

TikTok @thptqg2025 BÀI 4: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình kinh tế - xã hội các nước Đông Âu từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX? A. Phát triển, đạt nhiều thành tựu B. Khủng hoảng trầm trọng C. Phát triển xen lẫn suy thoái D. Phát triển thần kì Câu 2. Quốc gia nào sau đây ở châu Á chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội? A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Thái Lan. D. Hàn Quốc. Câu 3. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội? A. Việt Nam. B. Inđônêxia. C. Thái Lan. D. Philippin. Câu 4. Quốc gia nào sau đây ở Mĩ la tinh chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội? A. Cuba. B. Braxin. C. Áchentina. D. Mêhicô. Câu 5. Trong những năm 1944-1945, ở Đông Âu, quốc gia nào sau đây đã thành lập chính quyền dân chủ nhân dân? A. Hà Lan. B. Trung Quốc. C. Bun-ga-ri. D. Liên Xô. Câu 6. Nhiệm vụ chủ yếu của các nước Đông Âu từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là A. xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. C. đánh bại chủ nghĩa phát xít. D. lật đổ chế độ thực dân kiểu mới. Câu 7. Tháng 12-1975, nhà nước nào sau đây được thành lập và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội? A. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. B. Cộng hòa Inđônêxia. C. Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. D. Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Câu 8. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỉ XX là A. thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các quốc gia B. thực hiện chính sách cấm vận đối với khu vực Đông Nam Á. C. đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ với các nước. D. bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô và các nước Tây Âu. Câu 9. Mục tiêu chủ yếu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (1978) là A. đưa Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh. B. mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các nước tư bản phát triển. C. hoàn thành triệt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D. phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa do Nhà nước nắm độc quyền Câu 10. Trước chiến tranh thế giới II, quốc gia duy nhất đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là A. Lào. B. Trung Quốc. C. Liên Xô. D. Việt Nam. Câu 11. Trong những năm 1944-1945, quốc gia nào sau đây ở Đông Âu thành lập chính quyền dân chủ nhân dân? A. Ba Lan. B. Angiêri. C. Cu Ba. D. Nhật Bản. Câu 12. Năm 1948, ở châu Á, quốc gia nào sau đây đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội? A. Triều Tiên. B. Cu Ba. C. Việt Nam. D. Lào.
TikTok @thptqg2025 Câu 13. Năm 1949, ở châu Á, quốc gia nào sau đây đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội? A. Triều Tiên. B. Cu Ba. C. Trung Quốc. D. Lào. Câu 14. Trong công cuộc cải cách, mở cửa (12/1978), Trung Quốc xác định lấy phát triển lĩnh vực nào làm trung tâm? A. kinh tế B. chính trị C. quân sự D. văn hóa Câu 15. Trong 30 năm thực hiện đường lối cải cách (1978 - 2008), Trung Quốc đã đạt được thành tựu nào sau đây về kinh tế? A. Là quốc gia thứ ba thế giới có tàu và người bay vào vĩ trụ B. Thiết lập được quan hệ đối ngoại với hầu hết các quốc gia C. Là cường quốc xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự D. Là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Câu 16. Sự ra đời của quốc gia nào sau đây đã mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa xã hội sang khu vực Mĩ Latinh? A. Thái Lan. B. Cuba. C. Ấn Độ. D. Iran. Câu 17. Năm 2010, ở châu Á, quốc gia nào sau đây có quy mô kinh tế lớn thứ hai thế giới? A. Trung Quốc. B. Ấn Độ. C. Anh. D. Pháp. Câu 18. Trong những năm 1944-1945, các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền xuất phát từ điều kiện khách quan thuận lợi nào sau đây? A. Phát xít Nhật đã bị tiêu diệt hoàn toàn. B. Chiến tranh thế giới II lan rộng sang châu Á C. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập. D. Thất bại của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu. Câu 19. Quốc gia nào say đây thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu trong giai đoạn 1945-1949? A. Trung Quốc. B. Ấn Độ. C. Hà Lan. D. Nam Tư. Câu 20. Nguyên nhân khách quan đẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là A. đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí. B. chưa khai thác tốt thành tựu khoa học kĩ thuật. C. công cuộc cải tổ đất nước có nhiều sai lầm. D. sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. Câu 21. Một trong những nguyên nhân chủ quan đẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là A. sự chống phá của các thế lực thù địch. B. đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí. C. không chịu tiến hành cải tổ đất nước D. niềm tin của các tầng lớp nhân dân suy giảm Câu 22. Về chính trị, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc (1978) đạt được thành tựu nổi bật nào sau đây? A. Xây dựng được hệ thống lí luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. B. Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm C. Đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. D. Trở thành cường quốc về xuất khẩu vũ khí và trong thiết bị quân sự Câu 23. Một trong những khó khăn của Cuba trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay là A. lệnh cấm vận kéo dài của Mĩ và phương Tây. B. sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. C. mô hình kinh tế tập trung bao cấp kém hiệu quả. D. mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo không thể điều hòa
TikTok @thptqg2025 Câu 24. Trong những năm 1944 - 1949, nhân dân các nước ở khu vực nào sau đây nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân? A. Tây Âu. B. Đông Âu. C. Châu Phi. D. Mĩ La-tinh. Câu 25. Từ năm 1991 đến nay, nhân dân một số nước ở khu vực nào sau đây tiến hành cải cách, đổi mới, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa? A. Châu Á. B. Bắc Phi. C. Tây Âu. D. Nam Phi. Câu 26. Tháng 12-1978, quốc gia nào sau đây thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa, đạt được thành tựu to lớn về kinh tế xã hội? A. Liên Xô. B. Cu-ba. C. Ấn Độ. D. Trung Quốc. Câu 27. Từ năm 1991 đến nay, quốc gia nào sau đây không xây dựng chủ nghĩa xã hội? A. Trung Quốc. B. Cuba. C. Ấn Độ. D. Việt Nam. Câu 28. Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào sau đây? A. Ma Cao. B. Thượng Hải. C. Đài Loan. D. Hồng Kông. Câu 29. Từ năm 1976 đến nay, nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào sau đây? A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Kháng chiến chống Pháp. C. Kháng chiến chống Mĩ. D. Giải phóng dân tộc. Câu 30. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong những năm 1944 – 1945 đã tạo điều kiện cho sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân ở các nước A. Đông Âu. B. Tây Âu. C. Nam Âu. D. Bắc Âu. Câu 31. Miền Bắc Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội sau thắng lợi của A. cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954. B. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973. C. cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai năm 1975. D. quá trình thống nhất hai miền Nam – Bắc năm 1976. Câu 32: Trong những năm 1945 - 1949, nhân dân các nước Đông Âu hoàn thành một trong những nhiệm vụ nào sau đây? A. điện khí hóa toàn quốc. B. đổi mới đất nước. C. kháng chiến chống Mĩ. D. quốc hữu hóa nhà máy. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 33: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “ Từ năm 1991, sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, chủ nghĩa xã hội không còn là một hệ thống thế giới. Tuy vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu – ba…vẫn tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, bộ Cánh diều, tr. 26) a. Từ năm 1991 đến nay, hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới không còn tồn tại nữa b. Năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ c. Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn kiên định con đường xã hội chủ nghĩa
TikTok @thptqg2025 d. Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cho thấy những hạn chế, sai lầm trong học thuyết Mác – Lênin a. Đ b. Đ c. S d. S Câu 34: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Nhận định của nhà kinh tế học người Mĩ gốc Nga (đạt giải Nô – ben kinh tế năm 1973) Vát – xi – li Lê – ôn – ti – ép: Kinh tế Liên Xô vào thập niên 1980 như “một con thuyền không thể đón gió” và dự báo nước này phải có những cải cách kịp thời. Ông cũng chỉ trích hệ thống tài chính Mĩ vào thời điểm đó – vốn không bị chính phủ kiểm soát, cho rằng kinh tế Mĩ như “con thuyền ra khơi mà không có bản đồ và la bàn”. Ông tin rằng cả hai hệ thống kinh tế Liên Xô và Mĩ đều cần cải cách. Đối với Liên Xô lúc đó đáng lẽ phải thực hiện bước quá độ từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường một cách từ từ, dưới sự giám sát của chính quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống kinh tế Liên Xô đã bị đốt cháy thành tro và hệ thống thị trường ở Nga về sau đã phải xây dựng lại từ đầu” (Sách giáo viên Lịch sử 11, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr. 73 – 74) a. Đoạn trích phản ánh nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô b. Kinh tế Liên Xô vào thập niên 1980 phát triển mạnh mẽ, trong khi hệ thống tài chính Mĩ lại đang khủng hoảng c. Nếu Liên Xô không tiến hành cải cách thì chắc chắn kinh tế Liên Xô sẽ không bị “đốt cháy thành tro” và Liên Xô sẽ không bị sụp đổ d. Theo tác giả, vào thập niên 1980, Liên Xô cần chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường một cách nhanh chóng, ồ ạt a. S b. S c. S d. S Câu 35: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Hội nghị Trung ương 3 (khóa XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (12/1978) đã quyết định thực hiện cải cách, mở cửa, xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung tại Đại hội XII (1982) và Đại hội XIII (1987) của Đảng Cộng sản Trung Quốc: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách, mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, bộ Cánh diều, tr. 27) a. Tại Đại hội XIII (1987), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định cải cách, mở cửa đất nước b. Công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc nhằm mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi cách thức hoạt động của nền kinh tế theo hướng hiện đại c. Nội dung đường lối cải cách – mở cửa ở Trung Quốc được xây dựng và hoàn thiện trong khoảng thời gian từ 1978 đến 1987 d. Trong nội dung đường lối cải cách, mở cửa, Trung Quốc xác định sẽ xây dựng một mô hình xã hội chủ nghĩa mang màu sắc riêng của đất nước mình a. S b. S c. S d. Đ

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.