PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text GA_TinHoc12_THƯD_KNTT_ CĐ4. bài 8. Định dạng văn bản.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 8: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Sử dụng được thẻ HTML để định dạng văn bản, phông chữ. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,… - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp. Năng lực Tin học: - Hiểu được ý nghĩa của thuộc tính thẻ. - Phát hiện được các thẻ có thuộc tính thông qua cấu trúc. - Hiểu được các thành phần khác nhau của văn bản cần có kiểu định dạng khác nhau, phù hợp và giúp nhấn mạnh nội dung. - Biết được cấu trúc các thẻ định dạng văn bản. - Sử dụng được được các thẻ HTML định dạng được tiêu đề, đoạn văn, phông chữ và kiểu chữ cho văn bản. 3. Phẩm chất
2 - Có ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật các kiến thức mới. - Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết các mã lệnh HTML. - Hình thành tư duy lôgic phân tích yêu cầu cần đạt để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - GV: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Kết nối tri thức, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu, phòng máy tính có kết nối Internet, các ví dụ và hình ảnh minh hoạ kết quả. - HS: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Kết nối tri thức, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: HS thấy được tác dụng của việc trình bày một văn bản đẹp. b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS xem hình ảnh hai đoạn văn bản trong Hình 8.1, sau đó nêu câu hỏi Khởi động SGK trang 46: b) a) Hình 8.1. Đoạn văn bản Cho hai đoạn văn bản như Hình 8.1. Các định dạng đoạn văn bản nào đẹp hơn? Tại sao?
3 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. - GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.46 SGK. Gợi ý trả lời: Cách định dạng đoạn văn bản b đẹp hơn. Vì: + Tiêu đề được định dạng chữ đậm và có cỡ chữ lớn hơn tạo sự nổi bật so với phần nội dung. + Mỗi câu thơ được viết riêng một dòng, trình bày rõ ràng khiến người đọc dễ đọc hơn. + Khoảng cách giữa các dòng giúp đoạn văn bản rõ ràng và dễ nhìn hơn. - HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Một văn bản được trình bày đúng quy cách và đẹp mắt sẽ thu hút người xem tập trung vào các nội dung quan trọng. Vậy để biết cách sử dụng các thẻ HTML để trình bày văn bản, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 8: Định dạng văn bản. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Nhận biết thuộc tính thẻ a) Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng và cách khai báo thuộc tính thẻ. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1. THUỘC TÍNH THẺ, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Ý nghĩa, tác dụng và cách khai báo thuộc tính thẻ. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc 1. THUỘC TÍNH THẺ - Thẻ có thể có hoặc không có thuộc
4 Hoạt động 1 – Nhận biết thuộc tính thẻ SGK tr.46 và trả lời câu hỏi: Hãy quan sát các thẻ trong tệp newpage.html ở Hoạt động 2, Bài 7. Trong các thẻ đó có một thẻ có thêm thuộc tính. Theo em đó là thẻ nào? Em hãy đưa ra dự đoán về tác dụng của các thuộc tính thẻ. Hình 7.2. Cấu trúc tệp HTML - GV chia lớp thành các nhóm 2 – 3 HS để thảo luận và đặt câu hỏi: + Các thẻ có bắt buộc phải có thuộc tính không? + Thuộc tính thẻ có tác dụng gì? + Thuộc tính thẻ được khai báo như thế nào? + Thuộc tính thẻ được đặt ở vị trí nào? + Một thẻ có thể có nhiều thuộc tính được không? - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu, trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức SGK tr.47: Xác định các tên thuộc tính và thẻ chứa thuộc tính tương ứng xuất hiện trong Bài 7. tính. - Tác dụng: bổ sung thông tin, làm rõ các điều khiển được thẻ chỉ định. - Cách khai báo: - Vị trí: Thuộc tính nằm trong thẻ bắt đầu (không nằm trong thẻ kết thúc), sau tên thẻ. - Một thẻ có thể có nhiều thuộc tính được ngăn cách bởi dấu cách. Ví dụ: - Một trong những thuộc tính được sử dụng thường xuyên nhất là thuộc tính style, dùng để thiết lập định dạng văn bản như chọn màu sắc, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề, tạo khung,... cho một phần tử HTML. Ví dụ:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.