Nội dung text BẢNG TỔNG HỢP VIẾT ĐOẠN VĂN XUÔI.docx
BẢNG TỔNG HỢP 3 ĐOẠN VĂN KHI PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN Câu ĐOẠN DIỄN DỊCH TPH QUY NẠP Câu 1 * Trực tiếp: Trước hết HS cần lưu ý: có các kiểu giới hạn dẫn chứng sau: + Giới hạn dẫn chứng toàn tác phẩm; + Giới hạn dẫn chứng trong một đoạn trích - Câu chủ động: Trong truyện ngắn "...", tác giả ... đã khắc họa/thể hiện, miêu tả thành công + VĐNL(chính là đặc điểm của nhân vật có trong đề bài) + GHDC (có thể trong toàn bộ tác phẩm, hoặc trong một đoạn trích cụ thể, nếu trong đoạn trích cụ thể thì HS trích câu đầu ...và câu cuối của đoạn đặt trong ngoặc kép). + VD: * GHDC trong toàn bộ TP: Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", tác giả Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên với rất nhiều phẩm chất ưu tú. * GHDC trong đoạn trích "Người họa sĩ nghĩ thầm ...cô gái xúc động và bị cuốn hút ngay": Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã khắc họa rất thành công vẻ đẹp của anh thanh niên với nhiều phẩm chất nổi bật điều đó được thể hiện rất rõ trong đoạn trích "Người họa sĩ nghĩ thầm ...cô gái xúc động và bị cuốn hút ngay" - Câu bị động: VĐNL + đã được tác giả khắc họa/thể hiện, miêu tả + rất thành công trong đoạn trích "câu đầu...câu cuối" ... truyện ngắn... * Gián tiếp: - C1: Đi từ lí luận văn học: Lí luận văn học => Tác phẩm, tác giả, VĐNL và GHDC. - C2: Tương liên: Từ câu thơ có nội dung tương tự đến VĐNL => tác phẩm, tác giả, VĐNL và GHCD. - Đáp ứng 3 tiêu chí: Tác giả, tác phẩm; GHCD và cụ thể vào phẩm chất đầu tiên của nhân vật, hoặc hành động, cử chỉ, suy nghĩ đầu tiên của nhân vật có trong đoạn trích. + Cách 1: Dẫn dắt giới thiệu về nhân vật -> bắt vào chi tiết đầu tiên: VD: Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên là một chàng trai hai mươi bảy tuổi sống ở trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, công việc của anh là đo gió, đo mưa, tính mây và đo chấn động mặt đất. Mặc dù, sống và làm việc trên đỉnh núi cao quanh năm mây mù bao phủ nhưng anh vẫn biết tìm cho mình niềm vui bằng cách đọc sách, trồng hoa, nuôi gà. Anh có một vườn hoa phong phú về chủng loại, rực rỡ sắc màu "hoa dơn thược dược vàng, tím, hồng phấn, tổ ong". + Cách 2: Nếu VĐNL có nhiều luận cứ thì câu đầu tiên đi thẳng vào một luận cứ. VD: vẻ đẹp của anh thanh niên (yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao, lối sống đẹp, phẩm chất cao đẹp) thì viết như sau: - Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã khắc họa hình tượng nhân vật anh thanh niên để lại nhiều dấu ấn đẹp đẽ, trước hết ở tình yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao. + Cách 3: Đi thẳng vào một phẩm chất đầu tiên trong đoạn trích (ví dụ ở tiết mục hái hoa, ANT có 4 phẩm chất: yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, cần mẫn, khéo léo; tinh tế, lịch sự; hào phóng, hiếu khách; thật thà) thì khi viết câu đầu tiên đi vào một phẩm chất của ANT. VD: Trong đoạn trích "Người họa sĩ nghĩ thầm...cô gái xúc động và bị cuốn hút" trích truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của
BẢNG TỔNG HỢP 3 ĐOẠN VĂN KHI PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN Nguyễn Thành Long, vẻ đẹp của anh thanh niên hiện lên trước hết là một người có tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp tha thiết cùng đôi bàn tay cần mẫn, khéo léo chính vì thế anh mới có thể tạo ra một vườn hoa phong phú về chủng loại, rực rỡ sắc màu "hoa dơn hoa thược dược, vàng, tím, hồng phấn, tổ ong" Câu 2 - Hoàn cảnh sáng tác, trạng ngữ chỉ phương tiện (ngôi kể, tình huống truyện, điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật) + đã để lại dư vị ngọt ngào/ấn tượng sâu đậm/ xúc cảm thẩm mĩ khó phai. => lấy một ý kiến lí luận văn học dẫn vào để phân tích đoạn thơ. - Hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm đã để lại dư vị ngọt ngào/ấn tượng sâu đậm/ xúc cảm thẩm mĩ khó phai. => lấy một ý kiến lí luận văn học dẫn vào để phân tích đoạn thơ. - Phân tích phẩm chất đầu tiên hoặc dẫn chứng đầu tiên trong đoạn trích Câu 3 Thật vậy, truyện kể về nhân vật... VD: Thật vậy, truyện kể về nhân vật ATN hai mươi sáu tuổi, sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, công việc của anh là đo nắng, đo mưa, đo gió, tính mây, đo chấn động mặt đất để dự báo thời tiết phục vụ sản xuất và chiến đấu. Phân tích tiếp các dẫn chứng... Câu 4-11 Khi phân tích đặc điểm của nhân vật cần lưu ý: + Luận cứ phải rõ ràng (sau mỗi luận cứ có lí lẽ và dẫn chứng) VD: ATN là người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, cần mẫn khéo léo => dẫn chứng sẽ là chi tiết miêu tả vườn hoa. ATN là người tinh tế, lịch sự => dẫn chứng là hành động trao bó hoa đã cắt cho cô kĩ sư. + Giữa các luận cứ phải có sự chuyển ý: Có các cách chuyển ý như sau: Cách 1: Chuyển ý bằng từ ngữ: Không chỉ vậy, chính vì vậy, quả thật; như vậy...: Không chỉ vậy, ATN còn là một người rất tinh tế và lịch sự. Cách 2: Chuyển ý bằng các cặp quan hệ từ gắn với các câu ghép chính phụ: Không những là người cần mẫn, khéo léo cùng tâm hồn nghệ sĩ ATN còn là một người rất tinh tế, lịch sự. Cách 3: Chuyển ý linh hoạt theo mạch truyện và mạch cảm xúc: Phải chăng chính tâm hồn yêu cái đẹp cũng giúp anh sống một cách tinh tế và lịch sự hơn, cho nên khi biết cô kĩ sư sắp bị rơi vào một tình huống "rất quê", ATN đã nhanh ý trao bó hoa đã cắt cho cô gái như một người bạn thân quen. * Cách trích dẫn và phân tích dẫn chứng: Khi phân tích dẫn chứng cần đặt vào tình huống, hoàn cảnh để trả lời cho câu hỏi tại sao nhân vật lại nói, lại hành động như vậy? Thông qua câu nói, hành động như vậy, ta thấy nhân vật là người như thế nào?
BẢNG TỔNG HỢP 3 ĐOẠN VĂN KHI PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN - Trích dẫn trực tiếp: Bê nguyên dẫn chứng là chi tiết quan trọng, tiêu biểu trong truyện đặt trong ngoặc kép: VD: Anh thanh niên đã có quan điểm và suy nghĩ rất sâu sắc về nghề nghiệp "Khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn với bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất". => sau khi trích dẫn, cần phải phân tích dẫn chứng, có các cách phân tích sau: + Cách 1: Khai thác từ ngữ hoặc các biện pháp tu từ, khai thác ngôi kể, hình thức ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm) => để làm rõ đặc điểm của nhân vật: VD: Việc chuyển đổi đại từ nhân xưng từ "cháu" sang "ta" rất hợp lí, điều này cho thấy.../ Hoặc: Với việc sử dụng phép liệt kê các loài hoa cùng với màu sắc: tím, vàng, phấn, tổ ong, Nguyễn Thành Long đã vẻ ra trước mắt người đọc một khung cảnh rất giàu chất thơ ngay giữa mùa hè rưc rỡ. Để có được vườn hoa đẹp đến mê hoặc như vậy chắc anh thanh niên yêu thiên nhiên và đôi bàn tay cần mẫn khéo léo lắm. Hay nói cách khác, vườn hoa đã phản chiếu một cách chân thực, sâu sắc tâm hồn anh, tâm hồn yêu cái đẹp. + Cách 2: Đặt nhân vật vào hoàn cảnh, vào tình huống truyện => thấy rõ đặc điểm của nhân vật: VD: Công việc của anh thanh niên đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ rất cao; thêm nữa, đây là công việc lặp đi lặp lại đơn điệu hằng ngày đến nhàm chán những điều này chính là "kẻ thù" của tuổi trẻ. Cho nên, nếu không có tình yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao, anh thanh niên khó có thể hoàn thành công việc xuất sắc đến như vậy. + Cách 3: Hiểu mình để hiểu người, nghĩa là đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật, để hiểu nhân vật hơn: VD: Đặt mình vào vì trí của anh thanh niên sống một mình trên đỉnh núi chon von để hiểu cái cảm giác "thèm người" của anh như thế nào? - Trích dẫn gián tiếp: HS tóm tắt lại nội dung của một tình huống, một chi tiết; không bê nguyên, không đặt trong dấu ngoặc kép: VD: Anh thanh niên đã có quan điểm và suy nghĩ rất sắc sắc về nghề nghiệp, anh coi công việc là đôi, là người bạn, người tình thân thiết. Anh đã tìm được niềm vui trong công viêc. * Cách viết sáng tạo: Để đoạn văn hấp dẫn, sáng tạo có khả năng "lay động" và "đốn tim" người khác, HS cần luyện các cách viết sau đây: - Cách 1: Dùng từ ngữ thật đắt, thật chất: VD: Cách ứng xử rất tinh tế, lịch sự của anh thanh niên đã phá tan hàng rào ngăn cách với các vị khách xa lạ; đã cứu cô kĩ sư khỏi một bàn thua trông thấy. - Cách 2: Dùng hình ảnh so sánh với tác phẩm khác: VD: Sự tinh tế và phép lịch sự luôn để lại những ấn tượng đầu tiên và lưu lại hương thơm dài lâu trong tâm trí người khác. Hành động của anh thanh niên chẳng khác gì Lục Vân Tiên khi cứu Kiều Nguyệt Nga, chính hành động ấy khiến Nguyệt Nga ôm trọn hình bóng của chàng đến mãi mãi. - Cách 3: Dũng danh ngôn, hoặc lí luận văn học để cho đoạn văn thêm sâu sắc và giàu tính triết lí: Anh thanh niên rất tinh tế và lịch sự, nhanh trí đọc được tình huống khó xử cô kĩ sư nên anh đã trao bó hoa đã cắt như với một người bạn đã quen thân. Hành động này đáng trân trọng biết bao. Quả thực "khi ta tặng hoa hồng tay còn vương vấn mùi thơm". - Cách 4: So sánh chi tiết, tình huống, phẩm chất với một hình ảnh trong thực tế: VD: Những phẩm chất cao quý của anh thanh niên chẳng khác nào viên kim cương lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Chính vì lẽ đó, anh thực sự gây ấn tượng khó phai đối với những ai đã từng gặp, từng tiếp xúc với anh. Thực sự nhân cách cao đẹp bao giờ cũng có sức mạnh diệu kì. * Sử dụng các phép liên kết: . Phép nối: - Khái niệm: Là cách liên kết các câu trong đoạn bằng tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ (quan hệ từ, từ ngữ chuyển tiếp và phụ từ).
BẢNG TỔNG HỢP 3 ĐOẠN VĂN KHI PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN - Các phương tiện liên kết thường dùng: + Quan hệ từ: và, còn, mà, thì, nhưng, nên + Từ ngữ chuyển tiếp: do đó, tuy vậy, dù thế, vậy nên, vậy thì, nói tóm lại. - Ví dụ: ngoài ra - Vị trí: các từ dùng làm phép nối thường đứng ở đầu câu. . phép lặp: - Khái niệm: Là cách dùng lặp đi lặp lại một yếu tố ngôn ngữ để tạo ra sự liên kết giữa các câu trong đoạn. - Ví dụ: từ dùng làm phép lặp là: ông, râu. - Vị trí: Nên dùng phép lặp ở hai câu liền nhau trong đoạn. . Phép thế: - Khái niệm: Là cách dùng từ và tổ hợp từ này thay thế cho một từ và tổ hợp từ ở câu khác nhưng cả hai tổ hợp từ đó đều chỉ một đối tượng. - Các phương tiện để thế: + Thế đại từ: dùng đại từ để thay thế: Họ, hắn, ông ấy, anh ấy... + Thế đồng nghĩa: Từ, cụm từ đồng nghĩa, gần nghĩa thay thế cho nhau. - VD: mấy cậu học trò mới - họ. - Vị trí: Phép thế thường được dùng ở hai câu đứng liền nhau trong đoạn. Câu cuối - 4 KHÔNG: + Không dùng quán ngữ: tóm lại, nói tóm lại, như vậy, quả vậy... + Không nhắc lại ý chủ đề, không tổng hợp, khái quát + Không dùng câu hỏi tu từ. + Không dùng câu cảm thán: biết bao, xiết bao... - CHỈ: phân tích hành động hoặc lời nói của cùng của nhân vật trong đoạn trích, hoặc phân tích luận cứ cuối cùng (đặc điểm cuối trong các đặc điểm cần phân tích) * Gồm 2 phần: - Tổng hợp: Quán ngữ, trạng ngữ chỉ phương tiện, + Tổng hợp lại nội dung đã được phân tích từ câu 3-11 để làm nổi bật những đặc điểm đặc sắc nhất của nhân vật. (lưu ý: phần tổng hợp không nhắc lại ý chủ đề ở câu 1, không lặp lại từ ở câu 1) + tác giả, tác phẩm + đoạn văn... - Nâng cao: + C1: Nâng cao bằng một câu thơ/ đoạn thơ. + C2: Nâng cao bằng câu hỏi tu từ. + C3: Nâng cao một ý kiến lí luận văn học. + C4: Nâng cao từ 1 người khái quát thành tiêu biểu cho một nhóm người/một quốc gia/dân tộc. * Có 2 cách viết câu chủ đề: - Câu chủ động: Quán ngữ, trạng ngữ chỉ phương tiện, tác giả ... đã khắc họa/thể hiện, miêu tả thành công + VĐNL + GHDC. - Câu bị động: Quán ngữ, trạng ngữ chỉ phương tiện, VĐNL + đã được tác giả khắc họa/thể hiện, miêu tả + rất thành công trong đoạn văn ... của truyện ngắn...