Nội dung text 6. ĐỀ VIP 6 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN LỊCH SỬ 2025 - T4.Image.Marked.pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 6 – T4 (Đề thi có ... trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Nước nào sau đây tham gia Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922? A. Nga. B. Anh. C. Pháp. D. Mĩ. Câu 2. Vào thế kỉ X, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống quân xâm lược nào sau đây? A. Bắc Tống. B. Nam Hán. C. Minh. D. Thanh. Câu 3. Liên Hợp Quốc đề ra nguyên tắc hoạt động nào sau đây? A. Ưu tiên quyền lợi cho các nước lớn mạnh. B. Giúp đỡ các nước nghèo phát triển kinh tế. C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các nước. D. Chia đều nguồn tài chính cho tất cả quốc gia. Câu 4. Năm 1967, nước nào sau đây gia nhập tổ chức ASEAN? A. Hà Lan. B. Ấn Độ. C. Hàn Quốc. D. Thái Lan. Câu 5. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của Cộng đồng ASEAN? A. Kiến tạo sự thịnh vượng cho các quốc gia. B. Chấm dứt sự khác biệt về điều kiện xã hội. C. Hướng tới xây dựng một nền văn hóa chung. D. Thành lập một cơ quan đối ngoại chung. Câu 6. Nội dung nào sau đây là bối cảnh bùng nổ Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Lực lượng cách mạng được chuẩn bị chu đáo. B. Chiến tranh lạnh đi đến giai đoạn cuối. C. Nhân dân đã giành được quyền làm chủ. D. Lực lượng vũ trang cách mạng chưa ra đời. Câu 7. Ngày 23-9-1945, Nhân dân Việt Nam đứng lên kháng chiến chống thực dân nào sau đây? A. Đức. B. Pháp. C. Bỉ. D. Anh. Câu 8. Trong những năm 1954-1960, nhân dân miền Bắc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Hàn gắn vết thương chiến tranh. B. Chống quân xâm lược Khơ me đỏ. C. Đánh bại kế hoạch Rơve của Pháp. D. Tham gia cao trào kháng Nhật. Câu 9. Đường lối Đổi mới đất nước ở Việt Nam có nội dung nào sau đây? A. Thực hiện nền kinh tế hàng hóa. B. Cố gắng hòa tan về văn hóa. C. Giúp đỡ các nước thuộc địa. D. Chống lại chủ nghĩa thực dân. Câu 10. Những hoạt động đối ngoại của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX nhằm mục đích nào sau đây? A. Đánh bại các triều đại phong kiến phương Bắc. B. Thành lập mặt trận nhân dân chống Pháp. C. Chống lại chế độ phong kiến phản động . D. Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác – Lênin. Câu 11. Chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay có nội dung nào sau đây? A. Chú trọng quan hệ song phương và đa phương. B. Lấy kinh tế quốc doanh là thành phần chủ đạo. C. Tập trung khôi phục quan hệ với nhà nước Liên Xô. D. Không tham gia, ủng hộ bất cứ tổ chức liên kết nào. Câu 12. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Thành lập Hội thuộc địa. B. Sáng lập mặt trận Việt Minh. C. Đàm phán với quân Anh. D. Viết di chúc cho nhân dân. Câu 13. Trong công cuộc cải cách, mở cửa đất nước, Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây? A. Thuyết phục Mỹ từ bỏ âm mưu bá chủ thế giới. B. Đưa con người lên thám hiểm Mặt Trời. C. Phát triển quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia. D. Khắc phục được hết tình trạng tham nhũng. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở Việt Nam trước năm 1858? A. Đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. B. Bảo vệ vững chắc nhà nước dân chủ. C. Mở đầu kỷ nguyên độc lập, thống nhất. D. Góp phần phát triển văn hóa dân tộc. Câu 15. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bị sụp đổ là do nguyên nhân nào sau đây? A. Liên Xô khủng hoảng và tan rã. B. Chiến tranh thế giới kết thúc. C. Liên hợp quốc được thành lập. D. Đế quốc Mỹ bị suy yếu, sụp đổ. Câu 16. Nội dung nào sau đây là thách thức của Cộng đồng ASEAN? A. Sự chênh lệch về trình độ phát triển. B. Có nhiều điểm tương đồng về văn hóa. C. Nhu cầu hợp tác của các thành viên. D. Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
Câu 17. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây? A. Đế quốc Anh giúp thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương. B. Thực dân Pháp cấu kết với quân Trung Hoa Dân quốc chống phá. C. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm xác lập và phát triển. D. Thực dân Pháp thi hành không nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ ne vơ. Câu 18. Một trong những thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới đất nước là A. thanh toán triệt để tình trạng nghèo đói. B. giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. C. chấm dứt được tình trạng phân hóa xã hội. D. giảm tỉ lệ người đói nghèo trong xã hội. Câu 19. Trong thời kì 1945 – 1954, những hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tác dụng nào sau đây? A. Trực tiếp đánh bại thực dân Pháp. B. Xây dựng thành công nhà nước mới. C. Nâng cao uy, tín địa vị của quốc gia. D. Đánh bại chủ nghĩa thực dân của Mĩ. Câu 20. Nội dung nào sau đây là cống hiến của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1920 – 1930? A. Lãnh đạo nhân dân tham gia phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. B. Phát triển lí luận cách mạng giải phóng nhân loại đúng đắn, sáng tạo. C. Góp phần xây dựng, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc bị áp bức. D. Xây dựng học thuyết Mác – Lênin về vấn đề giải phóng dân tộc và xã hội. Câu 21. Các trật tự thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay có đặc điểm nào sau đây? A. Thế giới chia thành nhiều cực, nhiều phe đối lập, cạnh tranh gay gắt. B. Thể hiện vị thế, vai trò của các cường quốc trong các vấn đề quốc tế. C. Đảm bảo sự cân bằng về quyền lực và quyền lợi giữa các cường quốc. D. Có tổ chức quốc tế duy trì nên đảm bảo được tính ổn định và phát triển. Câu 22. Nội dung nào sau đây là đóng góp chung của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam từ thế kỉ X đến năm 1979? A. Bảo vệ độc lập Tổ quốc và phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân dân. B. Góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc. C. Thúc đẩy sự thống nhất quốc gia và mở rộng chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc. D. Xóa bỏ ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, hoàn thành giải phóng dân tộc. Câu 23. Quá trình đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 cho thấy A. đổi mới về tư duy là nhân tố mở đường đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. B. sức mạnh của dân tộc sẽ hình thành và phát triển khi có sự giúp đỡ của quốc tế. C. quần chúng là lực lượng sáng tạo ra đường lối và tạo nên thành quả cách mạng. D. truyền thống yêu nước đã giúp nhân dân hoàn thành việc chế độ xã hội mới. Câu 24. Đối với Việt Nam hiện nay, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị nào sau đây? A. Góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh. B. Nhận được viện trợ lớn của thế giới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. C. Bổ sung, hoàn chỉnh đường lối Đổi mới nhằm phát huy được thời cơ và thách thức. D. Tập hợp được sức mạnh của nhân dân trong việc xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Trả lời phỏng vấn của một nhà báo Thụy Điển vào ngày 26-11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó”; “Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam”. (https://tapchicongsan.org.vn/tin-tieu-diem/-/asset_publisher/s5L7xhQiJeKe/content/hiep-dinh-gio-ne- vo-nam-1954-moc-son-lich-su-cua-nen-ngoai-giao-viet-nam). a) Tư liệu phản ánh về thiện chí hòa bình của Việt Nam trong việc giải quyết mối quan hệ với thực dân Pháp. b) Đấu tranh ngoại giao và quân sự có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng dẫn tới thắng lợi của kháng chiến.
c) Để có hòa bình thực sự, nhân dân Việt Nam đã phải tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài và gian khổ. d) Cơ sở để đi tới việc chấm dứt chiến tranh là thiện chí của các bên tham chiến và việc tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Pháp và Việt Nam. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Kể từ thời điểm năm quốc gia sáng lập ký Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Bangkok), năm 1967, đến nay, ASEAN đã phát triển và mở rộng thành một cộng đồng gồm mười thành viên, hướng tới mục tiêu đoàn kết tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á. Vượt qua những thách thức trong tiến trình phát triển suốt 50 năm, trải qua quá trình xây dựng cộng đồng kéo dài hàng thập kỷ, ASEAN về căn bản đã hình thành một chương trình nghị sự và trở thành một trong những tổ chức khu vực thành công nhất”. (https://nhandan.vn/megastory/2017/08/2/). a) Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời. b) Quá trình phát triển thành viên của ASEAN diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. c) Cộng đồng ASEAN được thành lập trên cơ sở sự tương đồng về mục tiêu và con đường phát triển của các quốc gia. d) Để duy trì sự ổn định và phát triển, Cộng đồng ASEAN cần tăng cường sự gắn kết và thống nhất thể chế chính trị. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Với sự chủ động chuẩn bị về xây dựng lực lượng, thế trận, phương án chiến đấu, nghiên cứu cách đánh B.52, dự kiến chính xác về thời gian, khu vực, mục tiêu đánh phá của địch nên ta đã giành thế chủ động, kịp thời đưa toàn bộ lực lượng phòng không, không quân vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân lớn nhất của đế quốc Mỹ, lập nên kỳ tích chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Đây là kết quả rực rỡ của tư duy bảo vệ bầu trời Hà Nội từ sớm và góp một phần không nhỏ vào chiến thắng chung ấy là lực lượng trinh sát kỹ thuật thuộc Tình báo Quốc phòng”. (https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/ha-noi-12-ngay-dem-nam-1972-trinh-sat-ky-thuat-dau-voi- phao-dai-bay-post1141747.vov). a) Tư liệu phản ánh cuộc đối đầu quyết liệt giữa Việt Nam và Hoa Kì trên bàn đàm phán ngoại giao. b) Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trên địa bàn miền Bắc Việt Nam. c) Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” phản ánh tinh thần chủ động, mưu trí, sáng tạo của nghệ thuật vừa đánh vừa đàm của Việt Nam. d) Để giành được thắng lợi trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, Việt Nam đã huy động lực lượng ở khắp mọi miền Tổ quốc. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Trong việc đấu tranh để xác lập và bảo vệ đường lối cách mạng đúng đắn chống mọi khuynh hướng “tả” và hữu trong Đảng ta và trong Quốc tế Cộng sản, Người đã bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì giữ vững quan điểm sáng tạo, đúng đắn của mình. Bằng dũng khí và trí tuệ, với sự tế nhị khéo léo, với ý thức tổ chức, kỷ luật, Người đã phấn đấu quyết liệt và bền bỉ để Đảng, do Người sáng lập, đi đúng đường lối mà Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định và ngày càng lớn mạnh”. (https://hochiminh.vn/book/cuoc-doi-su-nghiep/bien-nien-tieu-su-ho-chi-minh/ho-chi-minh- bien-nien-tieu-su-tap-2-1930-9-1945-22). a) Tư liệu phản ánh về cống hiến của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam. b) Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và soạn ra Cương lĩnh cách mạng trong thời kì quá độ ở Việt Nam. c) Sự kết hợp giữa lòng yêu nước với chủ nghĩa dân tộc vô sản đã tạo nên nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh. d) Bằng việc khi nghiêng sang “tả”, lúc thiên về “hữu”, Hồ Chí Minh đã thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình chỉ đạo cách mạng.
HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Nước nào sau đây tham gia Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922? A. Nga. B. Anh. C. Pháp. D. Mĩ. Câu 2. Vào thế kỉ X, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống quân xâm lược nào sau đây? A. Bắc Tống. B. Nam Hán. C. Minh. D. Thanh. Câu 3. Liên Hợp Quốc đề ra nguyên tắc hoạt động nào sau đây? A. Ưu tiên quyền lợi cho các nước lớn mạnh. B. Giúp đỡ các nước nghèo phát triển kinh tế. C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các nước. D. Chia đều nguồn tài chính cho tất cả quốc gia. Câu 4. Năm 1967, nước nào sau đây gia nhập tổ chức ASEAN? A. Hà Lan. B. Ấn Độ. C. Hàn Quốc. D. Thái Lan. Câu 5. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của Cộng đồng ASEAN? A. Kiến tạo sự thịnh vượng cho các quốc gia. B. Chấm dứt sự khác biệt về điều kiện xã hội. C. Hướng tới xây dựng một nền văn hóa chung. D. Thành lập một cơ quan đối ngoại chung.