Nội dung text 10 câu ôn phần Sinh học - Đánh giá năng lực ĐHQG HN - Phần 10 (Bản word có giải).doc
Trang 1 10 câu ôn phần Sinh học - Đánh giá năng lực ĐHQG HN - Phần 10 (Bản word có giải) KHOA HỌC – SINH HỌC Câu 141 (NB): Cây không sử dụng được nitơ phân tử N 2 trong không khí vì: A. phân tử N 2 có liên kết ba bền vững cần phải đủ điều kiện mới bẻ gãy được. B. lượng N 2 tự do bay lơ lửng trong không khí không hòa vào đất nên cây không hấp thụ được. C. lượng N 2 trong không khí quá thấp. D. do lượng N 2 có sẵn trong đất từ các nguồn khác quá lớn. Câu 142 (TH): Trạng thái có sự biến đổi lí hoá xảy ra trong tế bào sống khi bị kích thích gọi là A. trạng thái ức chế B. trạng thái tiềm sinh C. trạng thái nghỉ D. trạng thái hưng phấn. Câu 143 (TH): Cho các ý sau: 1. Ức chế sinh trưởng của chồi đỉnh. 2. Kích thích sinh trưởng của các chồi bên. 3. Tạo ưu thế đỉnh cho cây.. Khi trồng các loại hoa màu, người ta thường ngắt bỏ ngọn bí, mướp, dưa, …. Việc này có tác dụng: A. 2, 3. B. 1, 2. C. 1, 3. D. 1, 2, 3. Câu 144 (NB): Cơ sở tế bào học đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là A. quá trình giảm phân và thụ tinh. B. quá trình nguyên phân và giảm phân. C. kiểu gen của thế hệ sau không thay đổi. D. bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi. Câu 145 (NB): Dạng đột biến nào sau đây làm cho alen đột biến tăng 2 liên kết hiđrô? A. Mất 2 cặp A - T. B. Thêm 1 cặp G - X. C. Thêm 1 cặp A - T. D. Mất 1 cặp A - T. Câu 146 (TH): Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. Tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu? A. 0,2. B. 0,5. C. 0,3. D. 0,8. Câu 147 (NB): Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây cho đời con có ưu thế lai cao nhất? A. AaBbdd × aabbdd. B. AAbbdd × aabbDD. C. AABBDD × AABBDD. D. AAbbdd × aaBBDD. Câu 148 (TH): Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà chúng khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh qua nhiều thế hệ. B. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. C. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu để thích nghi với môi trường. D. Chim ăn sâu không ăn các con sâu màu xanh Câu 149 (NB): Quần thể sinh vật là A. tập hợp cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản bình thường B. tập hợp cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có sự cách ly sinh sản giữa các cá thể. C. nhóm cá thể cùng loài, tồn tại trong một thời gian nhất định, cùng sinh sống trong vùng phân bố của loài. D. nhóm cá thể của một loài, tồn tại trong một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản thế hệ mới hữu thụ Câu 150 (TH): Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội A tương ứng quy định người bình thường. Một gia đình có bố và mẹ bình thường nhưng người con đầu của họ bị bạch tạng. Khả năng để họ sinh đứa con thứ hai cũng bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu? Đáp án: …………………………………………….
Trang 2 Đáp án 141. A 142. D 143. B 144. A 145. C 146. D 147. D 148. D 149. A 150. 1 4 LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 141 (NB): Cây không sử dụng được nitơ phân tử N 2 trong không khí vì: A. phân tử N 2 có liên kết ba bền vững cần phải đủ điều kiện mới bẻ gãy được. B. lượng N 2 tự do bay lơ lửng trong không khí không hòa vào đất nên cây không hấp thụ được. C. lượng N 2 trong không khí quá thấp. D. do lượng N 2 có sẵn trong đất từ các nguồn khác quá lớn. Giải chi tiết: Cây không sử dụng được nitơ phân tử N 2 trong không khí vì phân tử N 2 có liên kết ba bền vững cần phải đủ điều kiện mới bẻ gãy được. Câu 142 (TH): Trạng thái có sự biến đổi lí hoá xảy ra trong tế bào sống khi bị kích thích gọi là A. trạng thái ức chế B. trạng thái tiềm sinh C. trạng thái nghỉ D. trạng thái hưng phấn. Giải chi tiết: Trạng thái có sự biến đổi lí hoá xảy ra trong tế bào sống khi bị kích thích gọi là trạng thái hưng phấn. Câu 143 (TH): Cho các ý sau: 1. Ức chế sinh trưởng của chồi đỉnh. 2. Kích thích sinh trưởng của các chồi bên. 3. Tạo ưu thế đỉnh cho cây.. Khi trồng các loại hoa màu, người ta thường ngắt bỏ ngọn bí, mướp, dưa, …. Việc này có tác dụng: A. 2, 3. B. 1, 2. C. 1, 3. D. 1, 2, 3. Giải chi tiết: Người ta ngắt bỏ ngọn để loại bỏ ưu thế đỉnh, ức chế sinh trưởng của chồi đỉnh, các chồi bên sẽ phát triển tạo ra nhiều hoa. Câu 144 (NB): Cơ sở tế bào học đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là A. quá trình giảm phân và thụ tinh. B. quá trình nguyên phân và giảm phân. C. kiểu gen của thế hệ sau không thay đổi. D. bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi. Giải chi tiết: Cơ sở tế bào học đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là quá trình giảm phân hình thành giao tử và thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử. Câu 145 (NB): Dạng đột biến nào sau đây làm cho alen đột biến tăng 2 liên kết hiđrô? A. Mất 2 cặp A - T. B. Thêm 1 cặp G - X. C. Thêm 1 cặp A - T. D. Mất 1 cặp A - T. Phương pháp giải: Áp dụng nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro G liên kết với X bằng 2 liên kết hidro Giải chi tiết: A: Mất 2 cặp A – T → giảm 4 liên kết hidro B: Thêm 1 cặp G – X → tăng 3 liên kết hidro C: Thêm 1 cặp A – T → tăng 2 liên kết hidro D: Mất 1 cặp A – T → giảm 2 liên kết hidro Câu 146 (TH): Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. Tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu? A. 0,2. B. 0,5. C. 0,3. D. 0,8. Phương pháp giải: Quần thể có thành phần kiểu gen : xAA:yAa:zaa Tần số alen AaA y pxq1p 2
Trang 3 Giải chi tiết: Quần thể có thành phần kiểu gen : 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa Tần số alen AaA 0,32 p0,040,2q1p0,8 2 . Câu 147 (NB): Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây cho đời con có ưu thế lai cao nhất? A. AaBbdd × aabbdd. B. AAbbdd × aabbDD. C. AABBDD × AABBDD. D. AAbbdd × aaBBDD. Giải chi tiết: Theo giả thuyết siêu trội, thể dị hợp sẽ có ưu thế lai cao hơn so với các thể đồng hợp, vậy phép lai nào tao ra đời con có nhiều cặp gen dị hợp nhất sẽ có ưu thế lai cao nhất. Phép lai D tạo ra 100% đời con dị hợp 3 cặp gen → đời con có ưu thế lai cao nhất. Câu 148 (TH): Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà chúng khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh qua nhiều thế hệ. B. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. C. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu để thích nghi với môi trường. D. Chim ăn sâu không ăn các con sâu màu xanh Giải chi tiết: Đặc điểm thích nghi này được chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh qua nhiều thế hệ. Câu 149 (NB): Quần thể sinh vật là A. tập hợp cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản bình thường B. tập hợp cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có sự cách ly sinh sản giữa các cá thể. C. nhóm cá thể cùng loài, tồn tại trong một thời gian nhất định, cùng sinh sống trong vùng phân bố của loài. D. nhóm cá thể của một loài, tồn tại trong một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản thế hệ mới hữu thụ Giải chi tiết: Quần thể sinh vật là tập hợp cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản bình thường. Câu 150 (TH): Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội A tương ứng quy định người bình thường. Một gia đình có bố và mẹ bình thường nhưng người con đầu của họ bị bạch tạng. Khả năng để họ sinh đứa con thứ hai cũng bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu? Đáp án: 1 4 Giải chi tiết: Họ sinh người con bị bạch tạng → họ phải mang gen gây bệnh, kiểu gen của vợ chồng này là: Aa × Aa Khả năng người con thứ hai của họ bị bạch tạng là: 111 aa 224 .