Nội dung text 8001.(WORD) PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdf
1 BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY Tên biện pháp: “ Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên trung học cơ sở ” Mã số dự thi: ... A. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP Đối với môn khoa học tự nhiên là môn học giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học. Như vậy khi hoàn thành chương trình THCS các em đã được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản để vận dụng vào cuộc sống lao động tự nuôi sống bản thân. Đối tượng nghiên cứu của môn Khoa học tự nhiên gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh. Bản thân các khoa học tự nhiên là khoa học thực nghiệm. Vì vậy, điều quan trọng nhất của môn Khoa học tự nhiên là giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên xung quanh, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hiệu quả. Có thể nói năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh là không chỉ của riêng môn khoa học tự nhiên mà là mục tiêu chung của nghành giáo dục hiện nay. Đó không chỉ vận dụng kiến thức đã học một cách máy móc sách vở vào thực tiễn mà còn có tính sáng tạo, linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể để đạt được kết quả tối ưu. Vì vậy, phát triển NLVD kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cho học sinh THCS trong dạy học là yêu cầu cần đạt của mỗi bài học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập và phát triển kĩ năng sống (KNS) cho HS. Hiện nay, do những điều kiện khác nhau nên việc vận dụng những PPDH theo hướng phát triển năng lực nói chung và NLVD nói riêng cho HS trong dạy học KHTN ở trường THCS vẫn chưa đạt hiệu quả tốt. Không ít GV còn lúng túng trong việc triển khai các hoạt động để phát triển NLVD cho HS nên việc tiếp thu kiến thức học còn gượng ép, HS tiếp thu thụ động dẫn đến hiệu quả chưa cao. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên trung học cơ sở” để chia sẻ một số giải pháp mà bản thân đã áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy khoa học tự nhiên để phát triển NLVD kiến thức, kĩ năng cho HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Từ đó góp phần vào phong trào đổi mới PPDH hiện nay và nâng cao chất lượng giáo dục.
2 B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận của đề tài Vận dụng kiến thức kĩ năng là gì? Theo Phanh Thanh Hội – Nguyễn Thị Tuyết Mai (Tạp Chí Giáo Dục số 411): “Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là mức độ nhận thức cao nhất của con người, quá trình này vừa giúp học sinh (HS) củng cố, nâng cao kiến thức vừa góp phần rèn luyện kĩ năng học tập và kĩ năng sống. Thông qua vận dụng kiến thức vào thực tiễn thúc đẩy gắn kết kiến thức trong nhà trường với thực tiễn đời sống”. II. Cơ sở thực tiễn của đề tài Để điều tra thực trạng phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng cho học sinh tôi đã làm phiếu khảo sát đối với 53 giáo viên và 325 học sinh tại trường nơi tôi giảng dạy. Kết quả cho thấy: • Đối với giáo viên: + 95% GV đều nhận thức được rằng phát triển NLVD cho HS là rất cần thiết. + 63% GV cho rằng NLVD của đa số HS còn hạn chế, cần chú trọng phát triển trong dạy học. + 45% GV còn lúng túng và khó khăn về biện pháp phát triển NLVD kiến thức kĩ năng trong các bài dạy. • Đối với học sinh: + Mức độ yêu thích của các em đối với việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn không đồng đều. + 98% học sinh sinh thích tổ chức dạy học ở các địa điểm : phòng thí nghiệm, thực tế ( sân trường, vườn,...) có nghĩa các em rất thích dạy học gắn liền với thực tiễn nhưng 68% học sinh chưa biết cách vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn trong cuộc sống. Chứng tỏ biện pháp dạy học chưa phát huy được tính vận dụng, sáng tạo của học sinh trong học tập. III. GIẢI PHÁP 3.1. Sử dụng câu hỏi tình huống 3.1.1. Mục tiêu - Là hình thức dạy học liên hệ với thực tiễn giúp học sinh có kĩ năng phát hiện vấn đề thực tiễn liên quan; tìm tòi, huy động kiến thức KHTN liên quan để giải thích được các vấn đề thực tiễn. 3.1.2. Cách thực hiện: Trong từng tiết dạy, giáo viên cho hoc sinh tìm hiểu kiến thức bài dạy, giáo viên nêu các vấn đề, tình huống diễn ra trong thực tiễn có liên quan bài học, tổ chức giải quyết các tình huống liên quan.
3 Bài dạy minh hoạ: Bài 2. An Toàn trong phòng thực hành (KHTN 6) huống khởi động: Giáo viên sẽ đưa một sô dụng cụ chai lọ, đồ dùng, hóa chất.. ở phòng thực hành xuống. Hỏi học sinh: Các em có biết đây là gì không? Có biết nó dùng để làm gì không?...Giáo viên lắng nghe câu trả lời của học sinh rồi vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các sử dụng, đọc hiểu biển báo đồ dùng hóa chất phòng thí nghiệm qua bài “ An toàn trong phòng thực hành”. H1.1 Hình ảnh một số nhãn đồ dùng PTN H1.2. Giáo viên cầm đồ dùng minh họa Tình huống vận dụng: Về nhà các em hãy vẽ và dán lên các đồ dùng trong nhà để cảnh báo thành viên gia đình ( có em nhỏ, người già...) Chai lọ nước dùng tẩy rửa, hóa chất, thuốc có trong nhà em. Học sinh vẽ dán vật dụng ở nhà mình
4 Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật (KHTN 7 ) Tình huống vận dụng: Vào đầu tiết học giáo viên chuẩn bị 1 lọ nước màu : 6 cành hoa hồng trắng, 3 cành cắt hết lá, 3 cành để nguyên lá rồi cắm vào lọ. Sau một thời gian gọi học sinh nhận xét lên màu giữa các bông hoa. Giải hích hiện tượng ? Nêu ý nghĩa của sựt thoát hơi nước ở lá? Cành hoa có lên lên lên màu xanh đậm hơn cành hoa không có lá