Phát triển tư duy sinh học 12 – Tập 1 Nguyễn Thành Tâm I WILL BE A DOCTOR Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU KÍNH CHÀO QUÝ ĐỘC GIẢ THÂN MẾN! Kì thi tốt nghiệp THPTQG là một kì thi rất rất và rất quan trọng không chỉ với các em học sinh mà còn là vấn đề được cả Xã Hội quan tâm, nó không chỉ là lời khẳng định cho sự trưởng thành của các bạn học sinh THPT, mà còn là bước mở đầu cho sự nghiệp sau này, cũng như sự phát triển và đi lên của một nền giáo dục nước nhà, từ năm 2025 kì thi đã có sự cải các và thay đổi hoàn toan mới so với các năm trước đó, thành phần môn thi gồm có bài thi TOÁN, NGỮ VĂN bắt buộc và 2 môn tự chọn trong số các môn: NGOẠI NGỮ, LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT, VẬT LÝ, HÓA HỌC, SINH HỌC, TIN HỌC, CÔNG NGHỆ. SINH HỌC là môn học khá thú vị khi được kế thừa, phát huy tinh hoa của KHOA HỌC là chủ yếu nhưng lại không khô khan, cứng nhắc. Kiến thức SINH HỌC ở THPT là rất rộng, trải dài từ sinh vật tới cơ thể người và môi trường xung quanh sinh vật, con người, nhận thấy điều đó, mình may mắn có được niềm ĐAM MÊ với môn học này và có kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm học, đọc, nghiên cứu, giảng dạy, giúp đỡ học sinh ôn luyện (đặc biệt là những em học sinh có nguyện vọng ôn thi các trường khối ngành Y DƯỢC). Vậy nên mình đã cố gắng vận dụng hết kiến thức lĩnh hội được qua nhiều năm và đã biên soạn nên cuốn sách này có tựa đề: Phát triển tư duy sinh học 12 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo Dục. Để quý độc giả có nguồn tài liệu ôn luyện hiệu quả nhằm đạt kết quả cao nhất trong kì thi, sách được chia làm 3 tập. Tập 1: Ôn tập theo chủ đề, gồm các nội dung của chương di truyền học lớp 12 được chia làm 2 phần riêng: Lý thuyết và bài tập rèn luyện theo chuẩn cấu trúc đề minh họa năm 2025 của Bộ Giáo Dục. Tập 2: Ôn tập theo chủ đề, gồm các nội dung của chương tiến hóa, sinh thái lớp 12 và nội dung sinh học lớp 10 – 11 có trong nội dung đề thi trung học phổ thông năm 2025. Tập 3: Phương pháp giải bài tập sinh học có trong chương trình lớp 10 – 11 – 12. Phần cuối của mỗi tập sách sẽ có đi kèm ĐÁP ÁN và LỜI GIẢI CHI TIẾT được tích hợp quét mã QR code, thuận tiện cho việc kiểm tra và tính điểm để biết khả năng của quý độc giả ở mức độ nào, từ đó có phương pháp và chiến lược ôn luyện nhằm đạt kết quả cao nhất. Trong quá trình biên soạn, đánh máy, tính toán,... không thể tránh khỏi có sự sai sót, nhầm lẫn, vì vậy nếu trong quá trình ôn luyện quý độc giả có phát hiện lỗi sai, vui lòng báo giúp mình qua địa chỉ ghi phía dưới để mình sửa đổi lại kịp thời. - Facebook: Nguyễn Thành Tâm - Email:
[email protected] Cảm ơn quý độc giả đã tin tưởng sử dụng cuốn sách của mình biên soạn. Lời cuối kính mong quý độc giả không sao chép, in ấn trái phép, tôn trọng quyền tác giả, tác quyền của mình. Chúc quý độc giả “MỘNG THÀNH NHƯ Ý” Tác Giả Nguyễn Thành Tâm
Phát triển tư duy sinh học 12 – Tập 1 Nguyễn Thành Tâm I WILL BE A DOCTOR Trang 2 WHO ARE YOU? ----------------------------------------------------------------- Bạn có thể trở thành bất kỳ ai mà bạn muốn, bất kể xuất phát điểm của bạn là gì? Chúng ta vốn dĩ không được lựa chọn nơi mình sinh ra, không được lựa chọn cha mẹ chúng ta,.. Có những người may mắn sinh ra đã có xuất phát điểm tốt hơn đại đa số. Đó là những lợi thế cạnh tranh mà ít nhiều sự nỗ lực cũng không thể bù đắp được. Gia đình tôi khá bình thường, bố mẹ tôi làm nông dân, cuộc sống rất thiếu thốn, làm việc chăm chỉ cũng không đủ ăn, không đủ mặc, nhưng họ duy trì lối tư duy ổn định, an toàn. Tuy nhiên, tôi lại chọn cho mình một lối sống khác, một tư duy khác. Khác hoàn toàn so với những gì cha mẹ dạy tôi. Tôi không thích sự ổn định, an toàn, hay chỉ đơn giản là chấp nhận làm công việc chỉ để có tiền lương mà không có niềm vui và cảm giác bản thân được thử thách. Tôi hiểu, vì ba mẹ tôi sống trong một thời đại khác, họ dạy con theo kiểu áp đặt, đòn roi như ông bà tôi đã từng dạy họ. Họ không sai, chỉ là họ chưa biết yêu thương và chấp nhận tôi như thế nào? Sau những t.ổn thương và nhiều năm sống xa gia đình, giờ đây, tôi không còn đổ lỗi cũng không oán trách ba mẹ nữa. Vì tôi vẫn là con của ba mẹ, là một phần m.á.u t..hị.t mà nhờ có bàn tay nuôi nấng của họ, tôi mới có ngày hôm nay. Suy cho cùng, nếu không thể lựa chọn vạch xuất phát, đừng quên rằng chúng ta có thể lựa chọn vạch đích, chọn mẫu hình mà chúng ta muốn trở thành. Gia đình tôi là mẫu gia đình phổ biến của số đông, nhưng lối sống và mục tiêu mà tôi đang chọn lại hướng về số ít. Tất nhiên, khi bạn có tha.m vọng đạt đến vạch đích của mình, bạn phải đánh đổi bằng sự nỗ lực chăm chỉ gấp ngàn lần người khác để chạm đến vạch xuất phát mà họ may mắn đã có từ khi họ sinh ra. Bạn muốn trở thành một người như thế nào? Đừng để gia đình, quá khứ, hay sự tự ti về xuất phát điểm của bản thân kìm hãm ước mơ của bạn. Đừng bao giờ lãng phí thời gian để trở thành một mẫu hình mà chính bản thân bạn chán ghét. CHỈ CẦN BẠN TỐT HƠN 1% MỖI NGÀY là cả thế giới này sẽ chờ đợi bạn và ủng hộ bạn thành công. Remember to never give up!!!
Phát triển tư duy sinh học 12 – Tập 1 Nguyễn Thành Tâm I WILL BE A DOCTOR Trang 3 CHỦ ĐỀ 1. CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA SỰ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ PHẦN 1. LÝ THUYẾT CẦN NẮM I. DNA – TÁI BẢN DNA 1. DNA 1.1. Cấu trúc DNA - DNA cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotide. - Mỗi nucleotide gồm 3 thành phần: + Gốc phosphate 4 (-PO ) . + 1 phân tử đường deoxyribose. + 1 trong 4 loại nucleotide là: Adenine: A; Gunanine: G; Cytosine: C, một số sách, tài liệu chương trình cũ kí hiệu là X; Thymine: T. - Các loại nucleotide kết hợp với nhau bằng liên kết phosphodiester tạo nên chuỗi polynucleotide có đầu 5’ mang gốc phosphate và đầu 3’ mang nhôm OH tự do. - Cấu trúc không gian của DNA, được cấu tạo từ hai mạch polynucleotide song song và ngược chiều nhau. - Các nucleotide giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen 2 (H ) , theo nguyên tắc: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen (A = T), G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen (G C) → Liên kết hydrogen 2 (H ) : H = 2A+3G 1.2. Chức năng của DNA - Mang thông tin di truyền: Thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các đơn phân nucleotide trên một mạch DNA là thông tin di truyền đặc thù của mỗi cá thể. Các liên kết hóa học giữa các nucleotide giúp DNA bền vững, bảo quản thông tin di truyền ổn định.
Phát triển tư duy sinh học 12 – Tập 1 Nguyễn Thành Tâm I WILL BE A DOCTOR Trang 4 - Truyền thông tin di truyền: Nucleotide trên hai mạch đơn DNA liên kết nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung: A = T, G C và ngược lại. Liên kết này yếu, có thể tách nhau trong quá trình tái bản DNA để tạo thành hai mạch khuôn, khi đó các nucleotide mới kết cặp với các nucleotide mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. Nhờ tái bản, DNA truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. - Biểu hiện thông tin di truyền: Trình tự nucleotide của DNA được truyền qua nucleotide của RNA, từ đó quy định trình tự amino acid của protein. Protein là cơ sở hình thành các cấu trúc, chức năng tế bào và tính trạng của cơ thể → DNA có chức năng biểu hiện thông tin di truyền. - Tạo biến dị: Trình tự nucleotide của DNA có khả năng biến đổi, dẫn đến đột biến gen có lợi, có hại hoặc trung tính. Biến dị di truyền là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên và tiến hóa. Nhờ đó, sinh giới trở nên đa dạng và phong phú. 2. Gene 2.1. Cấu trúc gen - Gene là đoạn trình tự nucleotide trên DNA mang thông tin di truyền mã hóa RNA hoặc chuỗi polypeptide. Quá trình biểu hiện gene: Gene → RNA → Polypeptide → Protein. Cấu trúc gene sinh vật nhân sơ Cấu trúc gene sinh vật nhân thực - Cấu trúc một gene: + Vùng điều hòa: Có trình tự khởi động tổng hợp RNA → Điều hòa lượng sản phẩm của gene. + Vùng mã hóa: Chứa thông tin di truyền quy định trình tự RNA hoặc chuỗi polypeptide. + Vùng kết thúc: Mang tín hiệu kết thúc quá trình tổng hợp RNA. 2.2. Phân loại gene 2.2.1. Dựa vào chức năng - Gene cấu trúc: Gene mã hóa protein hình thành cấu trúc hoặc thực hiện một số chức năng khác nhưng không có chức năng điều hòa. + Ví dụ: Gene mã hóa protein cấu trúc màng tế bào, gene mã hóa enzyme amylase xúc tác phản ứng thủy phân tinh bột, gene mã hóa rRNA, tRNA,... - Gene điều hòa: Gene mã hóa protein điều hòa hoạt động của gene cấu trúc. + Ví dụ: Gene mã hóa protein ức chế/hoạt hóa mức độ biểu hiện của các gene mã hóa enzyme. 2.2.2. Dựa vào cấu trúc vùng mã hóa - Gene không phân mảnh: Vùng mã hóa chỉ có trình tự được dịch mã. Vi khuẩn chỉ có gene không phân mảnh. Ở sinh vật nhân thực, gene không phân mảnh chiếm tỉ lệ nhỏ. - Gene phân mảnh: Vùng mã hóa gồm các đoạn trình tự được dịch mã (exon) xen kẽ các đoạn không được dịch mã (intron). Gene phân mảnh có ở sinh vật nhân thực và một số ít vi sinh vật cổ. 3. Tái bản DNA - DNA được tái bản theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toan, trong mỗi DNA con sẽ có 1 mạch từ DNA mẹ và 1 mạch mới được tổng hợp. - Quá trình tái bản DNA chỉ được tiến hanh khi có đủ nguồn nguyên liệu chính: + DNA mẹ có nhiệm vụ là khuôn tái bản. + Các nucleotide môi trường cung cấp (A, T, G, C)