Nội dung text Bài 21 Quần thể sinh vật.docx
BÀI 21. QUẦN THỂ SINH VẬT PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 1.1- Biết Câu 1. Quần thể ruồi nhà thường xuất hiện nhiều vào mùa hè trong năm, còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Sự thay đổi số lượng cá thể trong quần thể trên là dạng biến động nào sau đây? A. Biến động số lượng theo chu kì năm. B. Không phải biến động số lượng. C. Biến động số lượng theo chu kì mùa. D. Biến động số lượng không theo chu kì. * Hướng dẫn giải Số lượng cá thể ruồi thường tăng lên vào mùa hè, còn các mùa khác giảm hẳn, sự tăng giảm số lượng có tính chu kì biến động theo chu kì mùa Câu 2. Kiểu phân bố nào phổ biến nhất trong tự nhiên: A. Phân bố ngẫu nhiên B. Phân bố theo nhóm C. Phân bố đồng đều D. Phân bố theo độ tuổi * Hướng dẫn giải Kiểu phân bố theo nhóm là kiểu phân bố thường gặp trong tự nhiên. Vì sinh vật thường có xu hướng quần tụ. Câu 3. Hãy sắp xếp lại thứ tự theo kích thước quần thể lớn dần của các loài sau đây: Chó sói, chuột cống, bọ dừa, nhái bén, voi, thỏ? A. Bọ dừa, nhái bén, chuột cống, thỏ, chó sói, voi. B. Voi, thỏ, chó sói, chuột cống, nhái bén, bọ dừa. C. Nhái bén, chuột cống, bọ dừa, chó sói, thỏ, voi. D. Voi, chó sói, thỏ, chuột cống, nhái bén, bọ dừa. * Hướng dẫn giải - Loài có kích thước cơ thể càng lớn thì kích thước quần thể càng nhỏ. - Trình tự đúng là: Voi , chó sói, thỏ, chuột cống, nhái bén, bọ dừa. Câu 4: Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một QT sinh vật? (1)- tập hợp nhiều cá thể sinh vật. (2)- tập hợp các cá thể sinh vật cùng loài. (3)- cùng sinh sống trong một khoảng không xác định, vào một khoảng thời gian xác định. (4)- cùng chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và sử dụng cùng nguồn sống.
(5)- có khả năng sinh sản tạo ra các thế hệ mới có khả năng sinh sản. (6)- gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở nơi khác nhau. (7)- Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau. A. 2, 3, 4 và 5. B. 1, 2, 4 và 7. C. 3, 4, 5 và 6. D. 4, 5, 6 và 7. Câu 5: Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể? A. Các cây thông nhựa liền rễ nhau để cung cấp chất dinh dưỡng cho nhau. B. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bố nông đi riêng rẽ. C. Cá mập con khi mới nở sử dụng các trứng chưa nở làm thức ăn. D. Chó rừng cùng nhau bắt trâu rừng có kích thước lớn hơn chó rừng nhiều lần. 1.2- Hiểu Câu 1. Quần thể giao phối có những đặc trưng nào sau đây? (1) Tỉ lệ giới tính. (2) Cấu trúc nhóm tuổi. (3) Sự đa dạng về thành phần loài. (4) Đặc trưng về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài. (5) Kiểu phân bố. A. (1), (2), (5) B. (1), (2), (4) C. (2), (3), (4) D. (2), (4), (5) * Hướng dẫn giải - Quần thể có 5 đặc trưng cơ bản: Tỉ lệ giới tính, cấu trúc nhóm tuổi, kiểu phân bố các cá thể trong quần thể, kiểu tăng trưởng, mật độ cá thể trong quần thể. - (3) và (4) là đặc trưng của quần xã. Câu 2. Tại một hồ nuôi cá người ta thấy có 2 loài cá chuyên ăn động vật nổi, một loài sống ở nơi thoáng đãng, một loài thì luôn sống nhờ các vật trôi nổi trong nước, chúng cạnh tranh gay gắt. Người ta tiến hành thả vào hồ một ít rong với mục đích nào sau đây? A. Giảm sự cạnh tranh giữa 2 loài. B. Tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp của rong. C. Rong làm nguồn thức ăn cho cá. D. Giúp giữ độ pH của nước trong hồ ổn định. * Hướng dẫn giải Rong là nơi cư trú tuyệt vời của những loài động vật nổi, giúp chúng sinh sôi nảy nở làm tăng nguồn thức ăn cho cá giảm sự cạnh tranh. Câu 3. Nếu như trong một mẻ lưới đánh cá ở hồ thu được số lượng cá con nhiều hơn, còn cá lớn thì rất ít. Theo hiểu biết của em về cấu trúc nhóm tuổi của quần thể thì mức độ hiệu quả của việc đánh bắt cá như thế nào?
A. Cần tăng cường việc đánh bắt cá. B. Nghề cá đang khai thác hiệu quả. C. Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng. D. Nghề cá đang rơi vào tình trạng khai thác quá mức. * Hướng dẫn giải Số lượng cá con nhiều trong khi số lượng cá lớn ít, điều đó chứng tỏ cá lớn trong hồ đang bị khai thác quá mức, lớp cá con (nhóm trước sinh sản) chưa kịp thay thế. Nếu như tiếp tục đánh bắt sẽ đe dọa đến lượng có con trong hồ cần phải dừng việc khai thác. Câu 4. Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8C . B. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô… Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. D. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khi hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. * Hướng dẫn giải Số lượng ếch nhái chỉ giảm khi có mùa đông lạnh dưới 8C ,hiện tượng này không theo chu kì không phải biến động số lượng theo chu kì. B. biến động theo chu kì mùa. C. biến động theo chu kì nhiều năm. D. biến động theo chu kì mùa. Câu 5. Hình sau thể hiện mối quan hệ nào? A. Quan hệ hỗ trợ cùng loại B. Quan hệ cạnh tranh cùng loài C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm D. Hiện tượng tỉa thưa * Hướng dẫn giải - Mới vào có thể loại ngay D vì để hỏi mối quan hệ! - Hiện tượng trên là quan hệ hỗ trợ cùng loài. - Hình a là hai cây thông có rễ liền nhau.
- Hình b là khi một cây bị chặt đi. - Hình c là cây bị chặt đi có chồi mọc lên. - Rõ ràng nhờ quan hệ hỗ trợ nên cây bị chặt vẫn sống sót. 1.3- Vận dụng Câu 1. Có bao nhiêu mối quan hệ trong số những mối quan hệ sau đây không phải là mối quan hệ của quần thể được phản ánh trong hình (1) Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa ở 1 cây (cành lá kém xum xuê), hoặc ở cả quần thể làm mật độ giảm. (2) Các cây mọc thành nhóm (rặng, bụi, rừng) chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng. (3) Thiếu thức ăn hay nơi ở, các động vật cùng quần thể ẩu đả, dọa nạt nhau (bằng tiếng hú, động tác) nên cá thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn. (4) Bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản Mỗi nhóm có lãnh thổ riêng, một số phải đi nơi khác. (5) Ong, kiến, mối sống thành xã hội, có phân chia cấp bậc và chức năng rõ ràng. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 * Hướng dẫn giải Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể được thể hiện trong hình chính là quan hệ cạnh tranh cùng loài 1. Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa ở 1 cây (cành lá kém xum xuê), hoặc ở cả quần thể làm mật độ giảm. Do vậy đây là ví dụ của cạnh tranh cùng loài. 2. Các cây mọc thành nhóm (rặng, bụi, rừng) chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng. Ví dụ này thể hiện các cá thể trong quần thể (nhóm) tận dụng được nguồn sống của môi trường và không ảnh hưởng đến nguồn sống riêng của nhau nên đây không phải cạnh tranh. 3. Thiếu thức ăn hay nơi ở, các động vật cùng quần thể ẩu đả, dọa nạt nhau (bằng tiếng hú, động tác) nên đây là ví dụ cạnh tranh cùng loài. Cá thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn. 4. Bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản Mỗi nhóm có lãnh thổ riêng, một số phải đi nơi khác. Từ đó giúp các cá thể bảo vệ con trong mùa sinh sản, những cá thể có sức sống kém hơn phải di chuyển đi. Vậy đây là ví dụ cạnh tranh cùng loài.