PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Phần một. Định hướng.docx

Phần một ĐỊNH HƯỚNG ÔN LUYỆN VÀ LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 1. Định hướng thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngày 28/11/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 4068/QĐ- BGDĐT về việc phê duyệt “Phương án tổ chức kì thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025”. – Mục đích tổ chức thi: Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lí giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. – Nội dung thi: Bám sát nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. – Hình thức: Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. – Môn thi: Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ). – Thời gian tổ chức thi: Kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. – Phương thức xét công nhận tốt nghiệp: Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỉ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. – Lộ trình triển khai thực hiện: Phương án thi được thực hiện từ năm 2025. + Giai đoạn 2025 – 2030: Giữ ổn định phương thức thi trên giấy. + Giai đoạn sau 2030: Từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thị trên giấy và thi trên máy tính). Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm. + [...] Trong quá trình triển khai thực hiện, tuỳ theo điều kiện thực tế có thể điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước.
2. Định hướng về nội dung và cấu trúc bài thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 2.1. Định hướng về nội dung Đối với môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, nội dung kiến thức trong đề minh hoạ của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tập trung ở mạch Giáo dục kinh tế lớp 10 1 . Tuy nhiên, đề thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục kinh tế và pháp luật từ năm 2025 sẽ có cả hai mạch Giáo dục kinh tế (50 %) và Giáo dục pháp luật (50 %), nội dung chủ yếu tập trung ở lớp 12. – Nội dung lớp 12 (80 – 90 %): – Nội dung lớp 10, 11 (10 – 20 %). 2.2. Định hướng về cấu trúc bài thi – Ba dạng thức câu hỏi trong các môn thi trắc nghiệm khách quan Theo phương án tổ chức kì thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các môn thi theo hình thức trắc nghiệm sẽ có ba dạng thức: 1 Tại thời điểm Hội đồng xây dựng cấu trúc định dạng bài thi phục vụ kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới thực hiện đến lớp 11, do vậy các nội dung kiến thức được sử dụng trong các đề minh hoạ chủ yếu thuộc lớp 10 và lớp 11.
+ Dạng thức 1: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (dạng thức này đã được áp dụng trong nhiều năm tại Việt Nam). Theo định dạng đề thi từ năm 2025, các môn Ngoại ngữ chỉ dùng một loại dạng thức này, các môn trắc nghiệm còn lại có một phần dùng dạng thức này. + Dạng thức 2: Câu trắc nghiệm đúng sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời đúng hoặc sai đối với từng ý. + Dạng thức 3: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Bài thi môn Giáo dục kinh tế và pháp luật không có dạng thức này. Việc bổ sung thêm hai dạng thức trắc nghiệm cũng như cách thức tính điểm không cào bằng mà tăng theo độ khó, giúp kết quả có sự phân hoá, sát với năng lực thực chất của học sinh, đồng thời tránh tình trạng học sinh học tủ, học lệch, học mẹo; yêu cầu dạy – học thực chất để phát triển năng lực của học sinh theo đúng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cấu trúc bài thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được thể hiện thông qua đề minh hoạ cùng bảng năng lực – cấp độ tư duy kèm theo. Theo đó, học sinh sẽ được biết đề thi gồm mấy phần, có những dạng thức câu hỏi trắc nghiệm nào, những năng lực/thành phần nào được đánh giá trong đề. Để bảo đảm phù hợp với mục đích, yêu cầu của kì thi, số lượng câu hỏi/lệnh hỏi cho mỗi đề thi cũng như một số vấn đề liên quan có thể được điều chỉnh khi xây dựng đề thi cho kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. – Cấu trúc bài thi trong đề minh hoạ môn Giáo dục kinh tế và pháp luật: + Về số lượng câu hỏi: Bài thi gồm 28 câu hỏi với 40 lệnh hỏi, thời gian làm bài 50 phút. + Về dạng thức câu hỏi và cách tính điểm: Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Có hai loại: Câu trắc nghiệm đơn lẻ và câu trắc nghiệm dựa vào đoạn thông tin để trả lời nhiều hơn một câu hỏi. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai với cách tính điểm riêng biệt. Bảng 1. Cách tính điểm Dạng thức câu hỏi Số lượng Cách tính điểm Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 24 câu Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai 4 câu (4 ý/câu) Điểm tối đa của 1 câu hỏi là 1 điểm. – Lựa chọn chính xác 1 ý trong 1 câu hỏi: 0,1 điểm
– Lựa chọn chính xác 2 ý trong 1 câu hỏi: 0,25 điểm – Lựa chọn chính xác 3 ý trong 1 câu hỏi: 0,5 điểm – Lựa chọn chính xác cả 4 ý trong 1 câu hỏi: 1 điểm Trong phần câu trắc nghiệm đúng sai, mỗi câu hỏi có 4 ý (điểm tối đa của mỗi câu hỏi là 1 điểm), độ khó các ý tăng dần và điểm số không chia đều cho các ý. Thí sinh làm đúng 1 ý chỉ được 0,1 điểm, đúng 2 ý được 0,25 điểm, đúng 3 ý được 0,5 điểm và đúng cả 4 ý mới được 1 điểm. Nội dung các ý này có mối liên hệ với nhau, nếu thí sinh làm sai ở các ý đầu tiên (độ khó thấp) thì thường cũng sẽ sai ở các ý sau (độ khó cao). Theo đó, có thể coi các ý ở mức độ nhận thức cao có hệ số điểm cao hơn. + Về cấp độ tư duy: Bảng 2. Năng lực và cấp độ tư duy đề minh hoạ môn Giáo dục kinh tế và pháp luật Thành phần năng lực Cấp độ tư duy Tổng Tỉ lệ Phần I Phần II Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Điều chỉnh hành vi 02 01 03 06 15% Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội 14 06 01 06 03 30 75% Giải quyết vấn đề và sáng tạo 04 04 10% Tổng 16 06 02 0 06 10 40 Tỉ lệ 40% 15% 5% 0% 15% 25% 100% Ghi chú: Các con số trong bảng thể hiện số lượng lệnh hỏi. Mỗi câu hỏi tại phần I là một lệnh hỏi; mỗi ý hỏi tại phần II là một lệnh hỏi. Như vậy, một bài thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục kinh tế và pháp luật có 40 lệnh hỏi, trong đó có 16 lệnh nhận biết, 12 lệnh thông hiểu, 12 lệnh vận dụng, theo tỉ trọng 4/3/3. Tỉ lệ câu

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.