Nội dung text Cẩm nang ôn luyện học sinh giỏi tiếng anh THCS-Phan Thị Minh Châu (294 Trang).doc
1 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG CHUYÊN ĐỀ 1: PHONETICS (NGỮ ÂM)……………………………………………….. 2 CHUYÊN ĐỀ 2: VOCABULARY (TỪ VỰNG) …………………………………………. 11 CHUYỆN ĐỀ 3: COMMUNICATIVE LANGUAGE FUNCTIONS (CHỨC NĂNG GIAO TIẾP CỦA NGÔN NGỮ) ………………………………………… 32 CHUYÊN ĐỀ 4: GRAMMAR (NGỮ PHÁP) …………………………………………….. 43 CHUYÊN ĐỀ 5: READING (ĐỌC HIỂU) ……………………………………………….. 150 CHUYÊN ĐỀ 6: WRITING (VIẾT) ………………………………………………………. 160 GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ANH VĂN 214 ĐÁP ÁN GỢI Ý……………………………………………………………………………. 244 CHUYÊN ĐỀ 1……………………………………………………………………………. 244 CHUYÊN ĐỀ 2……………………………………………………………………………. 254 CHUYÊN ĐỀ 3……………………………………………………………………………. 255 CHUYÊN ĐỀ 4……………………………………………………………………………. 255 CHUYÊN ĐỀ 5……………………………………………………………………………. 273 CHUYÊN ĐỀ 6……………………………………………………………………………. 274 ĐÁP ÁN MỘT SỐ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI……………………………………………. 280
2 Chuyên đề 1: PHONETICS (NGỮ ÂM) A. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO * DẠNG BÀI KIỂM TRA KIẾN THỨC NGỮ ÂM (PHONETICS) Thông thường, trong các bài thi tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, phần thi ngữ âm chỉ chiếm 5 -10 câu. Tuy nhiên đây lại là phần thách thức nhất đối với học sinh vì tiếng Anh như người ta vẫn nói. “viết một đằng, đọc một nẻo". Khác với nhiều ngôn ngữ khác, người học chỉ cần hiểu rõ cách kết hợp các nguyên âm, phụ âm là có thể phát âm đúng, trong tiếng Anh kiến thức ngữ âm chỉ có thể được củng cố thông qua việc nắm vững một số kiến thức cơ bản và thực hành thường xuyên. Trong khuôn khổ quyển sách này, chúng tôi chỉ đề cập đến 2 dạng bài tập phổ biến nhất trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi và cố gắng chỉ ra một số qui tắc ngữ âm nhằm giúp các em dễ dàng hơn trong việc xác định câu trả lời cho loại bài tập này. Các bài tập trong sách cũng được sắp xếp theo các vấn đề lý thuyết được đề cập để thuận tiện cho các em thực hành những qui tắc đã nêu. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, các qui tắc này không thể bao quát tất cả các phạm trù trong phát âm tiếng Anh bởi vì trong tiếng Anh có rất nhiều ngoại lệ. Do đó, để làm tốt phần này, ngoài việc nắm vững các qui tắc dưới đây, học sinh cũng cần phải chú trọng tích lũy kiến thức trong quá trình học bằng cách tập phát âm các từ theo đúng phiên âm của một cuốn từ điển tiếng Anh. DẠNG I: Choose the word whose underlined part is pronounced differently from the others. Identify your answer by circling the corresponding letter A, B, C or D. (Chọn từ có phần gạch chân được phát âm với các từ còn lại). Cách làm: Chú ý xác định một số cách phát âm sau 1/ Pronunciation of -ed Khi phát âm các từ có tận cùng là ed ta phải dựa vào âm cuối của từ trước khi thêm -ed */ id/: sau các âm /t/ /d/: Eg. visited needed invited * /t/: sau các âm /θ/ /k/ p/ /f/ / s/ /ʃ/ /tʃ/ Eg. looked washed laughed */d/: sau các phụ âm còn lại và các nguyên âm Eg. cleaned rained studied Note: some special adjectives, some adverbs ending in 'ed' and ‘ed' is pronounced / id / (Một vài tính từ, trạng từ tận cùng bằng 'ed’, nhưng 'ed' được phát âm là /id/.) Adj: naked, crooked, ragged, wretched, rugged, beloved, wicked, sacred Adv: deservedly, supposedly, markedly, allegedly 2/ Pronunciation of -s or -es (present simple/ plural nouns/possessive) */s/: sau các âm /θ/ /k/ /p/ /f/ Eg. looks steps laughs * /iz/: sau các âm /tʃ/, /ʃ/, /Ʒ/, /dƷ/, /z/, /s/ Eg. watches judges washes */ z/: sau các phụ âm còn lại và các nguyên âm Eg. lives cleans needs 3/ Pronunciation of
3 * TH được phát âm là /θ/ hoặc /ð/ /θ/: three, thank, breath, tenth, /ð/: this, that, these, those, father, mother. * CH được phát âm là / tʃ/; / k/; /ʃ/ /tʃ/: phần lớn các từ có chứa nhóm ‘ch’ được phát âm là /tʃ/ như trong teacher, researcher, chair, achieve, watch, catch, teach, chat etc. /k/; một số từ như ache, backache, earache, headache, toothache, anchor, archeology, architect, bronchitis, chaos, character, chemical, chemistry, choir, chord, choreography, chorus, Christ, Christian, Christmas, chronic, chronological, echo, mechanic, monarchy, orchestra, orchid, psychiatrist, psychiatry’, psychologist, psychology, schedule, scheme, scholar, school, stomach, technician, technique, technology /ʃ/: phần lớn các từ này là từ vay mượn từ tiếng Pháp như trong brochure, cachet, champagne, chauffer, chef, machine, mustache, parachute * C được phát âm là /k/; /s / /k/ car, cat, cake, cook /s/ cell, circle, circus *T được phát âm là /t/; /tʃ/, /ʃ/, /ʒ/ /t/: teacher, ten, take, computer /tʃ/(T before U) picture, actual, statue /tʃn/ question /ʃ/: notion, information, calculation, potential, essential 4/ Một số phụ âm ‘câm” (silent letters) H = /h/ hoặc silent: 5/ Một số cặp âm hay nhầm lẫn: long vowels and short vowels: Eg: /i/ & /i:/ (hit # heat); /a:/ & /ʌ/ (far # cup); /e/ &/ /æ/ (man # men); /u/ & /u:/ (pull # pool),.... DẠNG 2. Choose the word with different stress pattern by circling the corresponding letter A, B, C or D. (chọn từ có phần nhấn âm khác với từ còn lại) Cách làm: Theo một số chuyên gia ngôn ngữ và giáo viên Tiếng Anh, cần chú ý xác định một số quy luật cơ bản nhấn trọng âm như sau: • Luật lệ thông thường cho từ có 2 âm tiết là trọng âm được đánh ở âm tiết đầu, nhưng nếu âm tiết đầu là một tiền tố hay âm nhẹ (weak form), trọng âm được đánh ở âm tiết hai. Ví dụ: 'market; 'commerce; 'baker; 'candy; 'carrot: 'journey; ca'nal; ci'gar; pol'ice; poss'ess; rom'ance; guit'ar • Nếu từ 2 âm tiết vừa là danh từ, động từ, thì trọng âm được nhấn ở âm đầu tiên nếu nó là danh từ, âm thứ 2 nếu nó là động từ. Ví dụ 'increase (n) 'import (n) 'decrease (n) 'perfect (n) 'survey (n) in'crease (v) im'port (v) decr'ease (v) Per'fect (v) sur'vey (v) • Luật lệ thông thường cho từ có 2 âm tiết là trọng âm được đánh âm tiết thứ hai nếu âm tiết đầu là một trong những tiền tố sau: a, ab, abs, ad, ac, af, al, an,ar,as,at; be; co; col;com; con; cor; de; dis; e, ef, ex, em, en, ini, in; ob, op; pre, pro, re, sub, sup, sur, tran, un,... Ví dụ:
4 ab'oard al'ive abs’tract addr'ess achi'eve ad'opt acc'ord aff'irm all'y appr'oach • Nếu động từ có 2 âm tiết, trong đó âm đầu là một trong các tiền tố: for, fore; out, thì trọng âm được nhấn vào âm thứ 2, nhưng nếu động từ đó chuyển thành danh từ hay tính từ thì chúng ta nhấn trọng âm ở: for, fore, out. Ví dụ: for'give(V) 'forgivable (adj) 'forgiveness (N) fore'see(V) 'fogettable (adj) • Nếu từ có 2 hoặc 3 âm tiết, trong đó âm đầu tiên lá các tiền tố với nguyên âm dài như: /e:/; /o:/; /i:/; /ei/; /au/; /ou/ và theo sau âm này là những phụ âm, trọng âm được đánh ở âm tiết (ở tiền tố đó). Ví dụ: 'absence 'adverb 'colleague 'essay 'concrete • Từ có 3 âm tiết thường có trọng âm nhấn ở âm đầu, nếu từ đó có các tiền tố như: a, ab, abs, ad, ac, af, al, an, ar, as, at; be; co; col; com; con; cor; de; dis; e, ef, ex, em, en, im, in; ob, op; pre, pro, re, sub, sup, sur, trail, an,.... thì trọng âm nhấn ở âm tiết thứ hai hoặc thứ ba. Ví dụ: 'usually 'capital 'difficult 'favourite 'government Dec'ember Nov'ember tob'acco arr’angement underst'and • Từ có 4 âm tiết trở lên, trọng âm thường được nhấn ở âm thứ 3, tính từ sau trở về trước. Ví dụ: e'conomy economical manufacture ne'cessary cons'iderable Ngoại lệ cho những trường hợp có âm tiết bị giảm đi, không được phát âm, thì trọng âm của các từ có nhiều âm tiết này được nhấn ở âm đầu tiên. Ví dụ 'business 'int/e/rest 'int/e/resting 'secret/a/ry 'mis/e/rable • Nếu từ tận cùng bằng: ic; ical; ically; ion; ia; ial; ual; al; ian; iar; ular; ience; ience; iency; iance; ium; ious; eous; uous,. . . thì trọng âm được nhấn ở âm ngay trước các đuôi này. Ví dụ: Econo'mic atmos'pheric desc'ription comm'ercial intel'lectual • Từ tận cùng bang ous, ate, tude, ity, ety, ical, logy, graphy, metry, nomy,... , trọng âm thường được nhấn ở âm thứ 3, tính từ sau trở về trước. Ví dụ: va'riety cap'tivity ad'vanturous Con'siderate as'trology • Từ tận cùng bằng ade, ee; ese; eer; oo; oon; ette; esque, trọng âm thường được nhấn ở âm cuối. Ví dụ: engin'eer sham'poo cigar'ette • Từ ghép được kết hợp bởi 2 danh từ gốc thì trọng âm nhấn ở âm đầu: 'air-raid; 'bookcase; 'coal- mine; 'crossword; 'tea-pot; 'footprint; • Từ ghép được kết hợp bởi một tính từ và danh từ, thì trọng âm nhấn ở âm hai: loud'speaker; bad'tempered; second'class;